admin

VĂN HÓA NGA - 07/05/2018 - 876 Lượt xem

PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI ĐẶC TRƯNG Ở NGA

Đón năm mới có ý nghĩa đặc biệt với mỗi người. Đối với nhiều người năm mới là dịp gia đình quây quần ấm áp. Là tiếng cười rộn rã của con trẻ cùng với tiếng pháo hoa rộn ràng. Nhưng ở mỗi quốc gia phong tục đón năm mới lại có một điểm đặc trưng riêng. Hãy cùng AT Travel tìm hiểu về văn hóa Nga để biết về phong tục đón năm mới tại Nga nhé.

1. Nguồn gốc

Phong tục Đón năm mới tại Nga xuất hiện từ thời vua Pier Đại Đế. Năm 1699 vua Pier ra sắc lệnh tất cả người dân sẽ đón năm mới vào ngày 1 tháng 1 hàng năm theo lịch La Mã. Lễ hội sẽ diễn ra trong vòng 7 ngày. Trong thời gian này mỗi buổi chiều gần điện Kremli sẽ có bắn đại bác.

Cửa nhà sẽ được trang trí bằng cành thông và cành tùng. Trên các cột nhà treo những thùng gỗ để đốt vào thời khắc trang trọng. Những cây thông được trang trí bằng đồ chơi bằng gỗ, các loại hạt và kẹo bánh. Những đổi mới này đều do ảnh hưởng từ các nước châu Âu lân cận. Trước kia lễ đón năm mới được tổ chức vào tháng 9 – tháng thu thuế và thu hoạch mùa màng.

QUANG-TRUONG-DO-4

quảng trường đỏ – visa du lịch nga

Cứ như vậy Lễ đón năm mới được duy trì tổ chức trong vài thế kỷ, đến cách mạng năm 1918 thì kì nghỉ lễ bị cấm hoàn toàn và phải đến năm 1937 truyền thống đón năm mới mới được khôi phục lại. Truyền thống đó tồn tại và phát triển tới ngày nay. Hiện tại kỉ nghỉ lễ này kéo dài 10 ngày.

2. Truyền thống đón năm mới ngày nay

Người Nga duy trì lễ đón năm mới đã hơn 300 năm. Trong suốt quá trình đó đã có nhiều thay đổi và phát triển. Vừa lưu giữ những truyền thống cũ, vừa tiếp nhận thêm những nét mới từ người Châu Âu và người Mỹ. Biểu trưng của lễ đón năm mới là ông già với bộ râu trắng – Ông già tuyết. Ông già Tuyết của Nga là một phiên bản khác của Santa Clause của Mỹ. Ông già tuyết có một cô trợ lý làm từ tuyết – công chúa tuyết.

Hàng năm từ những ngày đầu tháng 12, ông già tuyết và công chúa tuyết sẽ đến tham dự các hoạt động đón chào năm mới tại các trường mẫu giáo, trường học, nhà văn hóa. Trẻ em theo truyền thống sẽ nhảy múa quanh cây thông được trang trí rực rỡ và nhận được món quà tuyệt vời từ Ông già tuyết. Tất cả tạo nên kỷ niệm không bao giờ quên đối với mỗi đứa trẻ.

Từ năm 1998 Ông già tuyết sinh sống tại thành phố Veliky Uctyug – một trong những thành phố lâu đời nhất ở miền bắc nước Nga. Ở đó có ngôi nhà của Ông già tuyết, cửa hàng lưu niệm và bưu điện. Hàng năm từ khắp nơi trên đất nước Nga có hàng trăm nghìn lá thư của các em nhỏ gửi đến. Và tất cả các lá thư đều được trả lời. Trong các bức thư bọn trẻ đều nói về những thứ mà chúng chưa có và hầu hết là các món đồ chơi. Nhưng có những bức thư thực sự rất cảm động khiến Ông già tuyết và những trợ lý của ông phải bật khóc.

QUANG-TRUONG-CUNG-DIEN

quảng trường cung điện – du lịch nga

3. Ngày nay lễ đón năm mới được tổ chức như thế nào ?

Lễ đón năm mới được tổ chức trong khuôn khổ gia đình giữa những người thân và bạn bè. Mọi người chuẩn bị đón năm mới suốt cả tháng 12. Thời gian này trong các cửa hàng tràn ngập thiệp chúc mừng năm mới, quà tặng, đồ trang trí lấp lánh. Tại các khu vực chính trong thành phố đều dựng những cây thông lớn. Cùng với đó có ông già tuyết, công chúa tuyết và những nhân vật hoạt hình khác.

Mọi người tưng bừng đón mừng năm mới. Lên kế hoạch vui chơi cho cả kỳ nghỉ lễ, mua quà tặng, lên thực đơn cho ngày lễ. Ngày 31/12 hầu hết các đồ uống có cồn đều được bán hết.

Những năm gần đây lễ đón năm mới được trang hoàng bằng hai màu chính “xanh” và “đỏ”. Xuất hiện thêm nhiều đồ trang trí có nguồn gốc từ châu Âu như: dây chuông lấp lành, vòng hoa năm mới. Bên cạnh đó cũng có những truyền thống được giữ từ thời Xô Viết: uống Sampanh, chiêu đãi mọi người món salat Olive nổi tiếng, đốt pháo sáng.

tet2-1

Ngày 31 tháng 12 là ngày chuẩn bị chính. Vào ngày này mọi người đều cố gắng hoàn thành tất cả công việc còn dang dở, don dẹp nhà cửa, trang trí cây thông. Người ta cho rằng nếu năm mới mà bạn không hoàn thành tất cả việc trong năm cũ, những điều tồi tệ có thể sẽ đến. “ Bạn đón năm mới như thế nào – thì năm đó sẽ diễn ra như vậy”. Nhiều gia đình cho rằng trang trí cây thông là truyền thống quan trọng. Do đó, tất cả thành viên trong gia đình sẽ tham gia vào công việc này.

4. Đêm giao thừa

Lễ đón năm mới được bắt đầu bằng lễ tiễn biệt năm cũ. Đến 22:00 mọi người quây quần bên nhau. Mọi người cùng nhau ôn lại những chuyện trong năm cũ. Những món ăn truyền thống không thể thiếu trên bàn ăn trong năm mới – salat Oliver, salat cá muối củ cải đỏ, bắp cải cuộn thịt… Bàn ăn năm mới rất phong phú, đa dạng các món ăn. Vì theo quan niệm bàn ăn đầy thức ăn tượng trưng cho sự sung túc đầy đủ cho năm mới.

Đúng 00:00 khi tiếng chuông chào mừng năm mới vang lên mọi người cùng bật sampanh, và chúc mừng nhau. Mọi người tin rằng nếu ước nguyện vào thời điểm này thì mong ước của bạn sẽ thành thực hiện. Nhiều người ghi mong ước của mình ra giấy, đốt nó và hòa vào uống cùng rượu sampanh. Họ tin rằng cách này sẽ khiến những mong muốn của bạn nhanh chóng thành hiện thực. Tiếng pháo hoa rộn rang, mọi người ùa ra đường chúc mừng nhau, hát vang các bài hát chúc mừng năm mới. Người ta tin rằng nếu bạn ngủ vào thời điểm này năm mới của bạn sẽ rất chậm chạp và nhàm chán, bởi vậy mà mọi người đều ra đường vui chơi tới tận sáng.

>> Du lịch nga tháng 6

Vui mừng đón chào năm mới bỏ lại tất cả những điều không vui qua đi cùng năm cũ. Và đáng trân trọng hơn là được tận hưởng kỳ nghỉ lễ với những người thân trong gia đình. Đây là những giây phút quý giá mà không gì có thể mua được.

Thẻ:

Bài viết liên quan