admin

CẨM NANG DU LỊCH, DANH LAM THẮNG CANH - 24/05/2018 - 5805 Lượt xem

XANH PETECBUA (SAINT – PETERSBURG)

Xanh Petecbua (tiếng Nga: Санкт-Петербург; đọc là Xanh Pê-téc-bua, tức là “Thành phố Thánh Phêrô”) là thành phố lớn thứ hai và cố đô của nước Nga, nằm trên châu thổ sông Neva và trên một hòn đảo cận kề; thông với Vịnh Phần Lan.
Dân số theo thống kê của năm 2005 là 4,7 triệu người, còn diện tích là trên 670 kilômét vuông (diện tích tổng thể còn lớn hơn nhiều và là 1.439 kilômét vuông, với gần 5 triệu 550 ngàn dân).
XANH-PETECBUA
Trải qua nhiều thế kỉ tên của thành phố cũng bị thay đổi nhiều lần, thí dụ Xanh Petecbua và Saint Peterburh. Sau khi nổ ra Đệ nhất thế chiến, vào năm 1914 người ta đã đổi tên thành phố thành Petrograd để tránh tên gốc Đức (vì Nga đang giao chiến với Đức). Mười năm sau Petrograd lại đổi thành Leningrad, để tưởng niệm Vladimir Ilyich Lenin – vị lãnh tụ đã mất của nước Nga Xô Viết. Sau khi Liên Xô sụp đổ, thành phố được trả lại tên ban đầu sau một cuộc trưng cầu dân ý.
Đối với người Việt vào đầu thế kỷ 20 thì Xanh Petecbua được phiên âm là Thành Bỉ Đắc như trong bài “Á Tế Á ca” của Phan Bội Châu.
XANH-PETECBUA-1

Lịch sử thành phố

Vấn đề danh dự của Sa hoàng Nga từ các triều đại Romanov là phải tạo đường thủy liên kết với Biển Baltic. Trong vòng hơn 100 năm liên tiếp mà tất cả các đời Sa hoàng đều không đạt được mục tiêu như ý muốn. Phải đến thời Pyotr Đại Đế (Pyotr I) người Nga mới tới được biển Baltic. Nhờ có cuộc chiến tranh phương Bắc, chống lại Thụy Điển trong những năm 1701–1721 và nhờ chiến thắng trong trận Poltava vào năm 1710, cũng như những thỏa ước hòa bình có lợi tại Nystad, Sa hoàng Pyotr I đã có thể khai thác các miền ven biển.
XANH-PETECBUA-1a

XANH PETECBUA – Du lịch nga

Giấc mơ lớn nhất của Sa hoàng là xây dựng một thành phố thật qui củ để qua đó chứng tỏ sự hùng hậu của nước Nga. Dự án của công trình này được bắt đầu ngay từ năm 1703 trên Hòn đảo con thỏ giành được từ tay người Thụy Điển (người Viking). Công trình được xây dựng đầu tiên trên đảo là pháo đài SanktPiterburh, ngày nay gọi là Pháo đài Petro-Pavlov, thực hiện theo lệnh của Sa hoàng ngày 16 tháng 5, năm 1703 (là ngày 27 tháng 5 tính theo lịch Gregory). Ngày này được công nhận là “ngày khai sinh” của thành phố. Trên phiến đá kỉ niệm dịp này người ta đã khắc dòng chữ như sau: “Ngày 16 tháng 5, năm 1703, thành phố Sankt-Peterburg đã được Sa hoàng và Hoàng tử Aleksei Petrovich xếp đặt”.
XANH-PETECBUA-1b
Vào năm 1917, thành phố được đổi tên thành Petrograd. Lúc này, triều đại Sa hoàng cuối cùng, Nikolai II, là triều đại rối ren. Chiến tranh với Nhật Bản không được ủng hộ. Chính sự thất bại đã châm ngòi cho những cuộc biểu tình phản đối trên đất nước. Ngày chủ nhật 22/1/1905, quân đội đã nã súng vào đoàn người biểu tình trước Cung điện Mùa đông ở Xanh Petecbua. Khoảng 1000 người biểu tình đã thiệt mạng. Trong đó có cả phụ nữ và trẻ em đã chết. Sự kiện Ngày Chủ nhật đẫm máu đã bị nhân dân toàn thế giới lên án. Các cuộc nổi dậy của nông dân, bãi công,biểu tình, ám sát và binh biến diễn ra liên tiếp, cho đến khi Sa hoàng Nikolai miễn cưỡng chấp nhận yêu sách của những người phản đối. Tháng 10 năm 1905, Sa hoàng Nikolai đã ký một văn kiện hứa đảm bảo quyền tự do ngôn luận và thành lập một hạ viện thông qua bầu cử – viện Duma.
XANH-PETECBUA-1d
Tình hình vẫn không giảm sau năm 1916, giá thức ăn tăng gấp 4 lần. Đoàn người chờ bánh mì trước Cung điện Mùa đông bắt đầu gây náo loạn. Trong khi đó, quân lính không theo lệnh vua, đứng ra lãnh đạo đoàn người biểu tình. Dân chúng luôn yêu cầu Sa hoàng phải thoái vị. Sau sự kiện Ngày Chủ nhật đẫm máu, không một quốc gia châu Âu nào đồng ý tiếp nhận vị Sa hoàng bị trục xuất này.
Cách mạng tháng Hai đã lật đổ Sa hoàng và chế độ phong kiến, lập nên thể chế dân chủ (tư sản), Chính phủ lâm thời thành lập do Kerensky đứng đầu. Nhưng những người Bolshevik đứng đầu là Vladimir Ilyich Lenin và Lev Trotsky tiếp tục đấu tranh, tổ chức những cuộc nổi dậy lan rộng trên đất nước. Đến ngày 7/11/1917 (theo lịch cũ của Nga là thàng 10), cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã thành công, lật đổ Chính phủ Lâm thời và lập ra nhà nước công nông đầu tiên.
XANH-PETECBUA-1e
Tháng 9 năm 1941, quân Đức bao vây Leningrad (Xanh Petecbua ngày nay). Cuộc chiến kéo dài 872 ngày. Gần một triệu người đã chết vì bom đạn, đói khát và bệnh tật. Khi quân Đức tiến vào thành phố, nhiều người đã trốn thoát. Tuy nhiên gần ba triệu người đã bị bắt.
Không có chất đốt để sưởi ấm và nước để uống, thức ăn không đủ. Trong tình tràng thiếu thốn đó, thịt của động vật nuôi, chuột và chim được sử dụng để nuôi con người. Chỉ tính riêng trong tháng Giêng và tháng Hai, đã có tới 200 nghìn người phải bỏ mạng. Cuối cùng, cuộc phong toả chấm dứt vào ngày 27/1/1944.
Trải qua các thời kỳ Lenin, Stalin, cuối cùng, Liên Xô tan rã thành 15 nước khác nhau. Tên thành phố từ Leningrad đổi thành cái tên ban đầu, là Xanh Petecbua. Nền kinh tế bắt đầu khôi phục lại. Tự do ngôn luận đã tạo một môi trường sôi động cho đời sống xã hội. Các hoạt động tôn giáo và nghệ thuật được phát triển. Du lịch trở thành nền kinh tế chính của thành phố. Các điểm đến du lịch hấp dẫn, như Cung điện mùa đông, Cung điện mùa hè…đẹp tuyệt vời sáng chói giữa phương Bắc lạnh giá của Nga khiến cho thành phố này như một Venice của phương Bắc.
XANH-PETECBUA-1f
Xanh Petecbua là một trung tâm lớn thứ nhì sau Matxcova về kinh tế, văn hóa và khoa học của Nga, nhưng nếu nói về phương diện tham quan du lịch thì nó còn hơn cả Matxcova cổ kính. Thành phố còn được gọi là thủ đô phía Bắc của Nga, đã được tổ chức UNESCO thừa nhận là thành phố du lịch hấp dẫn thứ 8 của thế giới. Vào năm 2004 Xanh Petecbua đã đón nhận 3,4 triệu du khách từ khắp thế giới. Số du khách đến thăm thành phố trong những năm gần đây tăng liên tục. Do thành phố có một hệ thống kênh đào chằng chịt với vô số những chiếc cầu cổ kính ở bên trên nên nó cũng được mệnh danh là Venice của phương Bắc.
Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi (59,93 độ vĩ bắc và 30,32 độ kinh đông), thành phố có các ngành công nghiệp phát triển như: đóng tàu (với xưởng đóng tàu nổi tiếng mang tên Baltic); cơ khí (với các xưởng Electrosila, xưởng Kirov); điện kĩ thuật và điện tử; luyện kim và kim loại màu; hóa chất, và nhất là cao su; dệt vải, may mặc; giày da; in ấn; gỗ, giấy; vật liệu xây dựng và thực phẩm.
XANH-PETECBUA-1g
Du lịch
Sankt-Peterburg là một trung tâm lớn thứ nhì sau Moskva về kinh tế, văn hóa và khoa học của Nga, nhưng nếu nói về phương diện tham quan du lịch thì nó còn hơn cả Moskva cổ kính. Thành phố còn được gọi là thủ đô phía Bắc của Nga, đã được tổ chức UNESCO thừa nhận là thành phố du lịch hấp dẫn thứ 8 của thế giới. Vào năm 2004 Sankt-Peterburg đã đón nhận 3,4 triệu du khách từ khắp thế giới. Số du khách đến thăm thành phố trong những năm gần đây tăng liên tục. Do thành phố có một hệ thống kênh đào chằng chịt với vô số những chiếc cầu cổ kính ở bên trên nên nó cũng được mệnh danh là Venice của phương Bắc.
Nhờ có vị trí địa lí thuận lợi (59,93 độ vĩ bắc và 30,32 độ kinh đông), thành phố có các ngành công nghiệp phát triển như: đóng tàu (với xưởng đóng tàu nổi tiếng mang tên Baltic); cơ khí (với các xưởng Electrosila, xưởng Kirov); điện kĩ thuật và điện tử; luyện kim và kim loại màu; hóa chất, và nhất là cao su; dệt vải, may mặc; giày da; in ấn; gỗ, giấy; vật liệu xây dựng và thực phẩm.
XANH-PETECBUA-1h

Pháo đài Petro-Pavlov. Ở giữa là tháp mạ vàng của Tu viện Petro-Pavlov

Sông Neva được gọi là “phố chính”của Saint-Petersburg

Xanh Petecbua còn là một đầu mối giao thông lớn về đường sắt và đường bộ và là một trong những cảng biển lớn nhất của Nga. Đây cũng là căn cứ chính của hải quân Nga (Hạm đội Baltic). Cảng sông được các tuyến đường thủy nối liền với các biển Bạch Hải, biển Azov, biển Caspi và biển Đen. Thành phố cũng có một phi trường quốc tế: Sân bay Pulkovo. Do thành phố này nằm ở vị trí rất xa về phương Bắc nên nó còn nổi tiếng với hiện tượng các đêm trắng, là các đêm sáng như trăng rằm mà không hề có trăng.
XANH-PETECBUA-1i
Do sự khúc xạ ánh sáng Mặt Trời từ phía bên kia Địa cầu đang là “ban ngày”, vượt qua miền Cực Bắc để tỏa sáng xuống thành phố. Đôi khi cũng có thể trông thấy hiện tượng cực quang. Thành phố có 41 trường đại học, trong đó có trường tổng hợp, trên 170 viện nghiên cứu khoa học, trên 2.000 thư viện (trong đó có Thư viện mang tên Mikhain Jevgraphovic Saltikov-Shchedrin), đài quan sát thiên văn Pulkovo, Nhà hát Maria, trong những năm 1920–1992 là Nhà hát Nhạc kịch Opera và Ballet mang tên Sergey Kirov. Ở đây cũng có phòng hòa nhạc vốn nổi tiếng trên thế giới, được thành lập từ năm 1862. Xanh Petecbua cũng là một trong những trung tâm bảo tàng trọng yếu của châu Âu, tài nguyên này thuộc về Bảo tàng Ermitage và Bảo tàng Nga. Kề liền với thành phố có những địa danh du lịch – tĩnh dưỡng như khu Pushkin, Petrostation, Pavlovsk, Zielonogorsk, Siestrorieck hoặc là Gatchina.

Bảo tàng hàn lâm nghệ thuật quốc gia Nga

Năm 1757, hoàng hậu Elizabet Petrovna đã cho xây bảo tàng theo thỉnh cầu của nhà bác học Lomoloxop và bá tước Suvalov.Bộ sưu tập đầu tiên của bảo tàng được Suvalov tặng vào năm 1758, khi đó nó mới chỉ được đặt trong một thư viện nhỏ. Tiếp những năm sau đó có rất nhiều danh họa và kiến trúc sư mang tặng tác phẩm của mình. Đến năm 1788 thì công cuộc xây dựng bảo tàng chính thức kết thúc, và công việc sắp xếp lại bảo tàng đi vào giai đoạn gấp rút. Để có được bảo tàng bậc nhất nước Nga vào những năm đầu thế kỷ 20, phải có sự cống hiến hết mình, không mệt mỏi của các nhà kiến trúc, điêu khắc, họa sĩ, các nhà sư phạm  lừng danh như: Loxenko, Shuybin, Bashelov, Rokotov, Repin, Voronnhikhin, Pimenov, Ivanov, Antocolskiy…

Đến với bảo tàng không chỉ được ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật, bạn có thể đến phòng lưu trữ và thư viện, nơi chứa đầy đủ các thông tin về bảo tàng, thành phố cũng như nước Nga. Tầng 1 bảo tàng trưng bày các tác phẩm điêu khắc thờ cổ đại. Tầng 2 là không gian rộng lớn dành cho các tác phẩm nghệ thuật của Nga. Tầng 3 là sự mô phỏng các kiến trúc của thành phố Saint Petersburg bằng mô hình, tranh vẽ hay bản thiết kế.

Lịch làm việc:

Thời gian mở cửa11h-18h, quầy bán vé mở cửa từ 11h-17h
Ngày nghỉThứ 2 và thứ 3 hàng tuần

Pháo đài Petro Pavlovskaya – Bảo tàng lịch sử Xanh Petecbua

Pháo đài được xây dựng vào năm 1703, trên hòn đảo mang tên Enhicaari, người Thụy Điển còn gọi là đảo Luyst-Golm có nghĩa là vui vẻ, bởi ngày xưa khi hòn đảo còn thuộc về Thụy Điển, thì người dân thường ra đảo để nghỉ ngơi, giải trí.

Có thể coi sự xây dựng pháo đài là việc đặt nền móng đầu tiên cho sự xây dựng và phát triển cố đô của nước Nga – Xanh Petecbua ngày nay. Pie đại đế xây dựng pháo đài với mục tiêu là chống lại sự xâm lăng của Thụy Điển và đồng thời là bàn đạp vững chãi để có thể tấn công sang các vùng khác. Tuy nhiên trong suốt hơn 300 năm tồn tài, pháo đài chưa khi nào thực hiện được nhiệm vụ đã đề ra. Trong thế kỉ 18 nó đã trở thành nhà tù trính trị, và tù nhân đầu tiên của nó lại chính là hoàng tử cả của vua Pie và hoàng hậu Evdokia Fedorovna Lopukhina – hoàng tử Alekxei Petrovich.

XANH-PETECBUA-1k

Trung tâm của pháo đài là nhà thờ thánh PetroPavlovskiy (được xây dựng vào năm 1733, kiến trúc sư là Trezini)- đây là nơi chôn cất hoàng đế, và hoàng thân quốc thích thuộc dòng họ Romanov. Hiện nay nhà thờ còn cất giữ 41 ngôi mộ, bắt đầu là vua Pie đại đế và kết thúc là Nhicolai đệ nhị- vị hoàng đế cuối cùng của Nga- Sa Hoàng. Trên các ngôi mộ đều xây bia tưởng niệm bằng đá ngọc bích hoặc đá cẩm thach, khối lượng trung bình từ 5,5-6 tấn.

Thời gian đầu pháo đài được làm bằng đất và gỗ.  Ngày 30/05/1706 PetroPavlovskaya bắt đầu được xây dựng lại hoàn toàn bằng gạch và đá. Năm 1740 công trình được hoàn thành với sự tham gia của hơn 20.000 người thợ. Pháo đài trang bị 269 khẩu pháo với 6 thành lũy mang tên Hoàng Đế Pie và 5 sủng thần của ông. Tường thành có chiều cao 10 – 12m và chiều rộng – 20m.

Lịch làm việc:

Thời gian mở cửa10h-18h, thứ 3: 10h-17h

Quầy bán vé: 10h-17h

Ngày nghỉThứ 4 hàng tuần

Nhà thờ Isaaс

Nhà thờ Thánh Isaac là một bảo tàng kiến trúc-nghệ thuật nổi tiếng của Xanh Petecbua. Nhà thờ mang tên Thánh Isaac Dalmatskiy, thần hộ mệnh của người đã sáng lập ra thành phố Xanh Petecbua – Pie Đại đế. Đây là nhà thờ cao thứ 4 trên thế giới với độ cao từ chân đến đỉnh tháp là 101m. Nhà thờ được coi là bảo tàng kiến trúc và hội họa lớn của nhân loại với khoảng 3.000 bức họa được làm bằng cách ghép từng mảnh đá nhỏ vào với nhau, với mái vòm được dát bằng vàng thật (ước khoảng gần 100kg) ở độ cao gần 100m, với 112 cây cột lớn, cao vút rất điển hình của kiến trúc châu Âu thế kỷ 18-19. Nhà thờ Isaac được xây dựng năm 1818, và hoàn thành vào năm 1858, kiến trúc sư là Montferrand  Auguste. Trải qua 50 năm xây dưng, nhà thờ là kiến trúc được xây dựng kì công và đắt đỏ nhất thời đó. Chỉ nguyên lượng vàng để trang trí đã lên tới 300 kg.  Nhà thờ được xây dựng từ những cột đá granit khổng lồ được vận chuyển theo đường sông từ Phần Lan về (bên ngoài và xung quanh mái vòm nhà thờ có tổng cộng 72 cột đá với trọng lượng….từ 64 đến 114 tấn.

XANH-PETECBUA-1l

Lần đầu tiên trong lịch sử ngành xây dựng những cột đá nặng như vậy được nâng lên độ cao 40 mét).  Đường kính bên trong của mái vòm là 22 mét, bên ngoài là 25,8 mét. Đây cũng là một trong những nhà thờ ở Nga có đỉnh nóc làm bằng vật liệu trong lớn nhất (diện tích của phần nóc mà ánh sáng xuyên qua được là 28,5 mét). Mái vòm của nhà thờ được mạ vàng. Vàng được hòa tan trong thủy ngân rồi quét lên mái vòm. Hiện nay nhà thờ thánh Isaac là một trong những địa điểm du lịch Nga nổi tiếng nhất Xanh Petecbua. Khách du lịch có thể leo lên vòng tròn quanh đỉnh nhà thờ ở độ cao 43 mét để ngắm toàn cảnh thành phố. Trong nhà thờ có 3 gian làm lễ. Gian chính tưởng niệm thánh Isaac, bên trái – Ekaterina (người tử vì đạo vĩ đại, bên phải – công tước Alecxanđơ Nevski (người trung thành với đạo).

Trong thời gian diễn ra đại chiến thế giới lần thứ 2 nhà thờ đã bị bom và đại bác bắn phá nhiều. Trên tường và trên các cột đá vẫn còn các vết đạn.

Từ năm 1948 nhà thờ được chuyển thành Viện bảo tàng mang tên “Nhà thờ thánh Isaac”. Đến năm 1950-1960, nhà thờ được tu sửa lại. Trên nóc nhà thờ có một khoảng sân nhỏ cho phép nhìn được toàn cảnh khu trung tâm thành phố.

Năm 1990 lần đầu tiên việc hành lễ được khôi phục lại. Hiện nay nhà thờ được duy trì theo những ngày lễ và ngày chủ nhật. Nhà thờ hiện trực thuộc bảo tàng “Nhà thờ thánh Isaac”.

Lịch làm việc:

Tham quan trong nhà thờ
Thời gian mở cửa11h-20h, bán vé từ 11h-19h
Ngày nghỉThứ 4 hàng tuần
Tham quan trên đỉnh nhà thờ
Thời gian mở cửa11h-19h, bán vé từ 11h-18h
Ngày nghỉThứ 4 hàng tuần

Nhà thờ Kazanskiy

Nhà thờ Kazanskiy (hay nhà thờ Đức Mẹ Kazanh) được khởi công xây dựng vào năm 1733 theo lệnh của hoàng hậu Anna Ioanovna để thể hiện sự tôn kính với Đức Mẹ Kazanh.

Tương truyền rằng ngày 4 tháng 11 năm 1612 khi dân quân tự vệ đến giải phóng Matxcơva khỏi quân xâm lược Ba Lan, họ luôn mang theo mình bức tượng thánh, và nhờ đó đã làm nên chiến thắng.

Theo lịch của giáo hội, việc tổ chức kỉ niệm để tỏ lòng kính trọng đối với bức tượng thánh Kazan cũng diễn ra vào ngày 21 tháng 7 – để ghi nhớ ngày phát hiện kì diệu khi tìm ra được bức tượng thánh tại Kazanh vào năm 1579. Nhà thờ xây dựng xong vào năm 1737 theo bản thiết kế của kiến trúc sư Mikhail Ziemsov. Sau đến đầu thế kỷ 19, nhà thờ có được trùng tu, xây dựng lại theo bản thiết kế của kiến trúc sư Varonhikhin. Nhà thờ nằm tại trung tâm của Saint Petersburg, là 1 trong những kiến trúc đồ sộ nhất của nước Nga.

Mặt bắc của nhà thờ quay ra đại lộ Nhevskiy, hướng ra dòng sông Nheva. Từ đại lộ nhìn vào ta có thể thấy 1 quần thể to lớn bao gồm 96 cột xếp vòng cung, chiều cao mỗi cột lên tới 13m. Với kiến trúc bề thế và trải qua thời gian lịch sử lâu đời, nhà thờ chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử của thành phố đếm trắng. Đến ngay nay thì hai bên nhà thờ đã được xây dựng thêm 2 tượng đài lịch sử – trong mỗi chúng đều chứa đựng một câu chuyện lịch sử oai hùng.

Lịch làm việc: Mở cửa từ 10h – 20h các ngày trong tuần

Lâu đài Mikhailovskiy – Bảo tàng quốc gia Nga

Lâu đài Mikhailopvskiy được xây dựng vào thời vua Pavel I. Nó mang đầy đủ nét đặc trưng của thời kỳ ngài ngự trị và đuợc nhắc đến như biểu tượng của nền nghệ thuật thời trung cổ.

Lâu đài được khởi công xây dựng vào ngày 26 tháng 2 năm 1797, trên phần đất trước đó là cung điện mùa hè Elizabet Petrovna- nơi Nga hoàng Pavel được sinh ra. Sau 3 năm, lâu đài được khánh thành vào ngày lễ thánh Mikhail, vì thế tên của lâu đài được đặt theo tên Thánh Mikhaiil.

Theo ý nguyện của Nga hoàng Pavel, lâu đài xây dựng với mục đích bảo vệ ngài trước những thế lực thù địch, vì thế bốn mặt lâu đài đều được bao bọc bởi nước. Phía đông và bắc lâu đài được bao bọc bới sông Môika và Fontanka, phía tây và nam là 2 con kênh Serkovnuu va Voznhesenkyi. Chỉ có thể vào lâu đài qua 3 chiếc cầu xoay được bảo vệ cẩn thận.

XANH-PETECBUA-1m

Tuy nhiên sự kiên cố của lâu đài cũng như sự phòng vệ cẩn thận cũng không thể bảo vệ được Nga hoàng Pavel, Ngài chuyển đến ở lâu đài vào ngày mồng 1 tháng 2 năm 1801, và 40 ngày sau, tức đêm 11, rạng ngày 12 tháng 3 cùng năm, ngài đã bị ám sát. Như vậy Nga hoàng đã được sinh ra và mất đi cũng chính tại mảnh đất này. Cái chết của ngài đã để lại sự ám ảnh ghê gớm đối với hoàng gia lúc đó. Không một ai trong gia đình hoàng gia muốn sống ở lâu đài, chính vì vậy các tác phẩm nghệ thuật đã được chuyển đi những nơi khác.

Từ tháng 2 năm 1823 lâu đài được chuyển sang cho trường kỹ thuật, và tên của lâu đài cũng thay đổi theo. Trong thời kỳ này đã có một chút thay đổi về phía ngoài của lâu đài: các kênh đào đều bị san lấp.

Năm 1991 lâu đài Mikhailopvskiy được tu sửa lại và trở thành viện bảo tàng, các tác phẩm nghệ thuật đã được trở lại với cung điện và được giữ gìn cẩn thận cho tới nay.

Đến với bảo tàng sẽ được chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật: tranh, nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc độc đáo của thời kỳ trung cổ, bên cạnh đó có thể bắt gặp những tác phẩm thời cổ đại.

Lịch làm việc:

Thời gian mở cửa: 10h-18h (Thứ 2: 10h-17h), bán vé từ 11h-17h
Ngày nghỉ: Thứ 3 hàng tuần.

Nhà thờ xây trên máu đổ

Nhà thờ chúa cứu thế Xanh Petecbua mang trong mình hình dáng đặc trưng của nhà thờ Thánh, nhưng với kiến trúc độc đáo, trang trí cầu kì, tinh xảo nên nhà thờ được coi là niềm tự hào của ngành kiến trúc Nga.

Lịch sử kể lại rằng: vị trí xây dựng nhà thờ là nơi Hoàng đế Alekxandr II ngã xuống, máu người đổ do sự nổi dậy của nhân dân. Vì thương cha, và tỏ lòng kính yêu đến người, Hoàng dế Alexandr III đã cho xây dựng 1 nhà thờ nhỏ tạm thời ngày sau ngày mất của cha mình (ngày 01/03/1881). Nhưng cũng phải đến năm 1883 thì “nhà thờ nhỏ” đó mới được hoàn thành. Tuy nhiên, cùng vào năm 1883, Hoàng đế Alekxandr III đã chọn ra bản thiết kế ưng ý nhất và bắt đầu công cuộc xây dựng nhà thờ. Trải qua 24 năm xây dựng (1883-1907), trên mảnh đất thấm máu của Hoàng Đế Alekxandr II, đã xuất hiện nhà thờ Chúa cứu thế lừng danh với chiều cao 81m – tượng trưng cho năm mất của Hoàng đế.

XANH-PETECBUA-1n

Nhà thờ nằm trên bờ kênh Griboedov, cạnh quảng trường Kanhiusenai và khu vườn Mikhailovskiy.

Góp phần không nhỏ vào việc thu hút đông đảo khách du lịch, tham quan đến với nhà thờ phải kể đến cấu trúc bên trong của nhà thờ. Từng cm trong nhà thờ đều là nghệ thuật. Nghệ thuật điêu khắc tỉ mỉ, chính xác, hài hòa của các kiến trúc sư, kết hợp với những bức tranh nổi tiếng của các danh họa, làm cho du khách mỗi bước chân đều phải dừng lại ngắm nhìn.

Lịch làm việc:

Thời gian mở cửa: 11h-19h (Từ 01/5 đến 01/10: 10h-20h)
Bán vé từ 11h-18h
Ngày nghỉ: Thứ 4 hàng tuần.

Cung điện Stroganovskiy

Cung điện Stroganovskiy là cung điện duy nhất trên đại lộ Nhievskyi có kiến trúc bên ngoài không hề thay đổi từ khi được xây dựng cho tới nay. Một mặt của cung điện hướng ra bờ sông Môika nên tạo cho cung điện 1 diện mạo hài hòa.

Tên của cung điện được lấy theo họ của ngài bá tước Stroganovskiy, người chủ của cung điện vào thế kỷ 18. Tương truyền rằng, ban đầu bá tước sống trong 1 dinh thự nhỏ hơn, nhưng do 1 lần hỏa hoạn, toàn bộ dinh thự đã bị thiêu trụi, bá tước giao toàn bộ trách nhiệm xây dựng lại dinh thự cho kiến trúc sư Rastrelly. Cung điện mới được xây lên bên cạnh những ngôi nhà cũ của ngài bá tước, và với một cách tài tình hiếm có, kiến trúc sư Rastrelly đã kết nối chúng với nhau thành một thể thống nhất.

Vào năm 1918, cung điện trở thành bảo tàng dân tộc với lượng hiện vật khổng lồ. Tuy nhiên có một chút đáng tiếc là vào năm 1929 từ bảo tàng dân tộc- cung điện lại được chuyển sang một nhiệm vụ mới- viện nông nghiệp toàn Nga, chính vì sự chuyển biến này, các tác phẩm nghệ thuật của cung điện đã được di dời đến rất nhiều bảo tàng khác nhau trên toàn nước Nga, thậm trí nhiều tác phẩm đã bị mang bán ra nước ngoài. Ngày nay cung điện trưng bày phần lớn chân dung của các vĩ nhân trong lịch sử, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều bức họa các thế hệ của dòng họ Stroganovskiy.

Địa chỉ: Metro Gostinui Dvor, Metro Nevsky Prospekt. Nevsky Prospekt, 17
Điện thoại: +7 (812) 311-23-60

Lịch làm việc:

Thời gian mở cửa11h-18h, bán vé tới 17h
Ngày nghỉThứ 3 hàng tuần

Cung điện Mensikov

Cung điện Mensikov được vua Pie đại đế cho xây dựng trên đảo Vasilievskyi để tặng cho sủng thần bậc nhất – Mensikov.

Cung điện được xây trong vòng 4 năm (1710-1714), với sự tham gia của nhiều kiến trúc sư tài hoa bậc nhất như Fontan, Shegieli… và nhiều thợ lành nghề khác.

Cung điện được trang trí và xây dựng theo lối hiện đại kết hợp hài hòa với văn hóa cổ đại và Italia. Vào những năm 20 của thế kỷ 18, cung điện trở thành trung tâm văn hóa của thành phố. Cung điện trưng bày đầy đủ các bộ sưu tập nghệ thuật: tranh, điêu khắc, sách và các loại tiền cổ của Nga và các nước khác.

Nhưng đáng tiếc, vào năm 1727 Mensikov bị kết tội tham nhũng và đày đi Sibiri. Cung điện của ông cũng bị thiêu hủy, các kiên trúc trong công viên như nhà kính, vườn hoa, đài phun nước bị phá hủy nặng nề.

Năm 1956 cung điện được phục chế, tuy nhiên không hoàn toàn trở lại được như xưa. Ngày nay các bạn nhìn thấy cung điện có màu vàng, nhưng màu của nó ngày trước là màu đỏ sậm. Mặc dù không thể trở lại hoàn toàn như xưa, nhưng cung điện cũng là một kiệt tác của ngành kiến trúc, xứng đáng được chiêm ngưỡng bởi hàng nghìn du khách mỗi ngày.

Lịch làm việc

Thời gian làm việcTừ 10h30-18h, quầy bán vé tới 17h (từ thứ 3 đến thứ 7)

Từ 10h30-17h, quầy bán vé tới 16h (Chủ nhật)

Ngày nghỉThứ 2

Cung điện Iusupovskiy

Cung điện Iusupovskiy là di tích lich sử văn hóa của thành phố. Cung điện phản ánh một cách chân thực, sống động về kiến trúc cung điện cũng như nếp sinh hoạt,  nhà ở của giai cấp quý tộc thời Nga hoàng.

So với các cung điện khác- như cung điện Paplov, cung điện Ekaterina, thì cung điện Iusupovskiy được xây dựng muộn hơn nhiều, có lẽ chính vì thế cung điện cũng chịu sự bào mòn của thời gian ít hơn, và có nhiều nét mới lạ trong kiến trúc và cách bài trí.

Vào khoảng giữa thế kỷ 18, cung điện nằm trên phần đất của Praskovi Ioannovna- cháu gái của Pie đại đế. Sau đó trong khoảng hơn 1 thế kỷ, mảnh đất bên dòng sông Môiki này đã trải qua rất nhiều chủ khác nhau. Và cuối cùng, vào này mồng 5 tháng 3 năm 1830, ngài Boris Nhicolaievich Iusupov đã dùng 250.000 rúp để trở thành ông chủ của mảnh đất, và cũng chính ông đã cho xây dựng cung điện cho mình, lấy tên dòng họ của mình làm tên cung điện- dòng họ Iusupov.

Sự tồn tại của cung điện như bằng chứng chứng minh cho cuộc sống xa hoa, đầy đủ của giới quý tộc Nga thời đó. Trong nhà có phòng lớn để đãi yến tiệc, có nhà hát, phòng khiêu vũ, phòng ăn, phòng trưng bày tranh… Bên cạnh những phòng chung lớn, còn có các phòng ở khác nhau, phân chia ra nhiều cấp bậc. Có phòng thượng hạng để đón tiếp Nga hoàng, có phòng dành cho tầng lớp quý tộc, tiểu quý tộc, phòng dành cho khách ghé thăm.

Sự sang trọng không chỉ nằm ở bên trong cung điện, mà bên ngoài cũng được xây dựng rất công phu với cảnh vườn cây, hệ thống kênh rạch hài hoà.

Vườn mùa hè

là một kiến trúc lâu đời nhất ở Xanh Petecbua, lịch sử hình thành của nó gắn liền với sự xuất hiện cố đô. Vườn Mùa Hè nằm ngay tại nơi mà con sông Fontanka hòa cùng vào dòng Neva. Khu vườn này được xây dựng vào năm 1704 theo chiếu chỉ của Peter Đại Đế, chính ông cũng là người đã tham gia xây dựng kế hoạch này, khu vườn được bố trí nghiêm ngặt theo các nguyên tắc hình học. Vườn Mùa Hè là nơi đặt những bức tượng bằng đá cầm thạch thu được trên khắp châu Âu, ở đây còn được trồng các loại hoa và thực vật quý hiếm, cũng như các đài phun nước được xây dựng rất công phu. Đây là một địa điểm truyền thống cho những cuộc sống phong nhã bên ngoài cung điện, và giới quý tộc cũng thường xuyên tổ chức những buổi khiêu vũ ở đây, họ đến đây để tận hưởng bầu không khí trong lành trong khu vườn.
Vườn Mùa Hè còn là địa điểm của tòa cung điện đầu tiên của Peter Đại Đế, tòa cung điện được xây dựng bởi một kiến trúc sư đại tài người Ý tên là Domenico Trezzini, tòa cung điện này hiện vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Đó là cung điện Mùa Hè – một tòa nhà hai tầng mang phong cách Hà Lan, với phần mái cao và nội thất tương đối đơn giản – vốn là một trong những cung điện bằng đá đầu tiên của thành phố Xanh Petecbua. Nội thất nguyên bản của nó vẫn được giữ gìn và bảo quản cho đến tận ngày nay.

Đến năm 1777, vườn Mùa Hè bị lũ lụt tàn phá nghiêm trọng: một số bức tượng bị phá hủy và một vài đài phun nước cũng bị vỡ tan tành. Tuy nhiên, khu vườn nhanh chóng lại được khôi phục theo nguyên bản. Đến thế kỷ 17 và 18, trên những con đường trong khu vườn được trang trí thêm 79 bức tượng điêu khắc bởi các nhà điêu khắc người Ý như Boratta, Bozzazza, và nhiều người khác nữa – đó là bộ sưu tập tượng công viên lâu đời nhất của nước Nga. Việc chọn những chủ đề thần thoại cho những bức tượng cũng là không phải ngẫu nhiên, đó là những hình tượng về những vị thần, những vị anh hùng cổ xưa phản ảnh những ý tưởng về nền tảng các hoạt động cải cách cũng như trạng thái của Peter. Với vị trí địa lý thuận lợi, được bao bọc xung quanh bởi các con sông nên vườn dường như tách rời với thế giới bon chen bên ngoài. Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, kiến trúc hài hoà, có tính  thẩm mỹ cao, vườn thực sự là nơi nghỉ ngơi có một không hai.

Trong quá trình trang trí, tu sửa vườn, đã có sự góp mặt của rất nhiều kiến trúc sư, nhà điêu khắc, nhà làm vườn nổi tiếng của nước Nga cũng như của các nước khác trên thế giới như Matveev, Trezini, Sluyter, Surmin, Bonass, Baratt… Để tương xứng với thoát tục của vườn mùa hè, hàng rào bảo vệ cũng nổi tiếng nhất thế giới. Năm 1784, Eropov đã bắt tay xây dựng hàng rào theo bản thiết kế của kiến trúc sư Felten và đến năm 1827 công việc mới được hoàn tất.

Mở cửa: 10h – 19h

Đài kỷ niệm Alexander để kỷ niệm cuộc chiến thắng vĩ đại của nhân dân Nga, trước cuộc xâm lược của Napoleon. Đài kỷ niệm được mang tên Hoàng đế Alexander I, người đã thống trị dân tộc Nga giã những năm 1801 và 1825 (trong thời kỳ chiến tranh Napoleon), cột đài kỷ niệm này là một ví dụ tuyệt vời của nền kiến trúc và kỹ thuật của nước Nga.
Cột dài mỷ niệm Alexander (Aleksandrovskaia Kolonna), là một tiêu điểm trong quảng trường Cung Điện, nó được thiết kế bởi kiến trúc sư Auguste de Montferrand. Đài kỷ niệm này, cao 155 feet 8 inch, và trên đỉnh của nó được gắn một bức tượng thiên thần tay cầm cây Thánh giá (khuôn mặt của của vị thần được tạc theo gương mặt của của Hoàng đế Alexander I). Thân cột được đẽo từ một tảng đá granite đỏ nguyên khối, toàn bột thân cột này cao 83 feet 6 inch, và có đường kính khoảng 11 feet 5 inch. Đài kỷ niệm này là một kỳ công lớn trong kỹ thuật của công trình xây dựng cột khổng lồ vào thời kỳ đó, nó có trọng lượng không thể tin được là 600 tấn, cả cây cột được dựng lên chỉ trong vòng hai giờ đồng hồ, mà không cần một sự trợ giúp nào của những chiếc cần trục hiện đại, và các loại máy móc kỹ thuật nào khác.
Đế cột của Aleksandrovskaia Kolonna, được trang trí bằng các biểu tượng danh dự của quân đội. Đài kỷ niệm này gây được ấn tượng rất sâu sắc, nhất là vào những buổi chiều nắng ấm trước khi màn đêm buông xuống, khi những tia nắng cuối cùng phản chiếu lên bề mặt của cây cột bằng đá granite đỏ bóng loáng, làm thành những vệt sáng lung linh đầy hấp dẫn.

Tượng đài Catherine Vĩ Đại được khánh thành vào năm 1873. Vị Nữ Hoàng này vốn rất được dân chúng Xanh Petecbua kính trọng, về những nỗ lực cải cách của bà cho cuộc sống của nhân dân, cũng như bà đã ban hành ra được một nền giáo dục rất hưng thịnh cho thành phố, trong suốt thời kỳ trị vì của bà, và khoảng thời gian này được xem như là một “Thời kỳ vàng son” của nước Nga. Bên dưới chân tượng của Catherine, được tạc rất tinh xảo xung quanh những nhân vật xuất chúng nhất trong triều đại của bà như: những nhà chính khách, nhà thơ, cận thần và và danh tướng quân sự. Bức tượng đài này đứng ở giữa quảng trường nhỏ có cỏ mọc che phủ, cạnh ngay đại lộ Nevsky Prospekt, con đường dẫn đến cung điện Anichkov, nhà hát Alexandrinsky và thư viện quốc gia Nga.
Tượng đài Catherine Vĩ Đại, do họa sĩ M.O. Mikeshin của Nga thiết kế, bức tượng đài do những nhà điêu khắc và các kiến trúc sư tài giỏi nhất vào thời bấy giờ xây dựng lên. Catherine Vĩ Đại trên tượng đài, được điêu khắc trong một bộ triều phục, bên tay phải cầm cây quyền trượng, và tay trái cầm một tràng hoa ôliu. Đôn tượng được trang trí các biểu tượng của quyền lực Hoàng gia. Những nhân vật quyền cao chức trọng, những người mà đã được tạc xung quanh đôn tượng đài là; Alexander Suvorov – đại diện cho các tướng lĩnh nổi tiếng nhất trong lịch sử của nước Nga, thái tử Potiomkin – một vị tướng tài và cũng là một chính trị gia xuất chúng, Ekaterina Dashkova – người nữ giám đốc đầu tiên của học viện khoa học Nga (vào thế kỷ 18) và Gavrila Derzhavin – một thi sĩ lừng danh của nước Nga.

Khải hoàn Môn Narva vốn được xây dựng để kỷ niệm cuộc chiến tranh vào năm 1812. Một cổng khải hoàn bằng gỗ trước đây, được thiết kế theo đồ án của kiến trúc sư theo trường phái kinh điển nổi tiếng người Ý tên là Dzhakomo Quarenghi. Khải hoàn Môn Narva, vốn được dựng lriêng biệt trên quốc lộ Narva, để chào đón các chiến sĩ Nga quay trở về từ nước ngoài sau khi họ đã đánh bại Napoleon. Cánh cổng này nằm ở khoảng giữa quảng trường Ploshchad Stachek và con kênh đào Obvodny.
Trong những năm 1820, Vasily Stasov , một kiến trúc sư nổi tiếng của Nga, đã dỡ bỏ cánh cổng bằng gỗ đã xiêu vẹo của Quarenghi, và xây dựng lại, và vẫn giữ lại tính chất của nó theo như kết cấu nguyên bản của Quarenghi. Một địa điểm khác đã được chọn, để xây dựng khải hoàn môn của Stasov trên đường Peterhof gần cây cầu bắc qua sông Tarakanovka. Từ đó con sông này bị lấp kín. Vào ngày 26 tháng 8 năm 1827, ngày kỷ niệm lần thứ 15 năm trận đánh Borodino, trên địa điểm này, mặt đất đã được khởi công để xây dựng công trình Khải hoàn Môn mới, trước sự hiển diện của các quan chức, binh sĩ và các cựu chiến binh trong cuộc chiến năm 1812.  Công trình xây dựng được hoàn thành vào cuối năm 1833, nhưng một năm sau đó nó mới chính thức được mở cửa, tức là ngày 17 tháng 8 năm 1834.
Stasov đã rất chú tâm vào công trình khải hoàn môn này về tính chất lịch sử vĩ đại – đó là một chiến thắng rực rỡ của người Nga trước Napoleon trong cuộc chiến năm 1812 – ông cũng là bậc thầy về trang trí và điêu khắc cho toàn bộ công trình này.
Trên nóc của khải hoàn môn, có một cỗ xe chiến thắng hùng vĩ do sáu con ngựa Pony đang kéo đi. Cỗ xe và những con ngựa được gò bằng đồng, do nhà điêu khắc Peter Klodt của Nga chế tác. Một người phụ nữ dũng mãnh và duyên dáng, đang dang tay cầm vòng vòng nguyệt quế chiến thắng đứng trên cỗ xe ngựa, là do Stepan Pimenov, một nhà điêu khắc của Nga chế tác.
Các hình tượng hoa mỹ lộng lẫy được gắn trên các cột khải hoàn môn, là do hai nhà điêu khắc của Nga tên là M. Krilov và N. Tokarev hoàn thành.
Hai pho tượng chiến binh Nga cổ đại phía trước, được gò bằng đồng do Pimenov và V. Demut-Malinovskiy chế tác. I. Leppe đã tạo nên hình ảnh người phụ nữ có cánh trên khải hoàn môn, đó là một sự nhân cách hóa của niềm vinh quang.
Trong thế chiến hai, toàn bộ khải hoàn môn bị hư hại nghiêm trọng, nhưng sau đó nó được phục hồi rất triệt để và cẩn trọng vào năm 1951.

Tượng đài Pie đại đế – Kỵ sĩ đồng được bắt đầu khởi công xây dựng sau hơn 40 năm ngày mất của ngài. Tượng đài được xây dựng theo lệnh của Nữ Hoàng Catherine Vĩ Đại, bởi lòng tôn kính của bà đối với ông cha mình đã ngự trên ngai vàng của nước Nga – Peter Đại Đế. Nguyên là một công chúa dòng dõi người Đức, bà đã rất tha thiết có ý muốn thành lập nên một dòng dõi liên tiếp về những vị quốc vương ban đầu của nước Nga. Với lý do đó, một dòng chữ đã được khắc trên pho tượng với hai loại là chữ Latin và chữ Nga: Petro Primo Catarina Secunda – Tưởng nhớ Peter đầu tiên từ Catherine thứ hai. Tượng đài được bắt đầu khởi công vào năm 1768, và cho đến năm 1770, mới chỉ xong con ngựa của Ngài. Cho đến năm 1778, tượng đài mới hoàn thành và chính thức ra mắt quần chúng vào ngày mồng 7 tháng 8 năm 1782.

Tượng đài cưỡi ngựa này của Peter Đại Đế, được tạc bởi nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp tên là Etienne Maurice Falconet, miêu tả về nhà cải cách xuất chúng nhất của nước Nga, giống như là một vị anh hùng La Mã. Bệ của tượng đài, được đẽo từ một tảng đá Granite đỏ nguyên khối, tạo thành hình dáng của một mỏm đá. Từ trên đỉnh “Mỏm đá” đó, Peter Đại Đế đã dũng cảm kiên cường lãnh đạo nước Nga tiến về phía trước. Trong khi đó, vó ngựa của đang đạp lên một con rắn, biểu tượng này muốn thể hiện, con rắn đó là những kẻ thù của Peter và những sự cải cách của ông. Năm 1833, nhà thơ vĩ đại Puskin đã làm tượng đồng này trở nên bất tử khi viết bài thơ “Kỵ sĩ đồng”.

Chiến hạm Rạng Đông Có thể nói chưa có một con tàu nào được biết nhiều đến, nhắc nhiều đến như chiến hạm Rạng Đông. Trong suốt hơn 100 năm tồn tại của mình, Chiến hạm đã ngao du trên nhiều miền của đất nước Nga cũng như toàn thế giới, và đã mang lại rất nhiều chiến công hiển hách.

Chiến hạm Rạng Đông hiện nay đang được neo lại vĩnh viễn trên sông Neva, cạnh bức tường Học viện Nakhimov ở Xanh Petecbua. Mới đây nó còn được sử dụng như một bảo tàng và đã có hơn 28 triệu người đến từ 160 quốc gia đến tham quan.

Chiến hạm Rạng Đông được chế tạo trong 3 năm tại xưởng đóng tàu “Tân Đô đốc” ở Xanh Petecbua và hạ thuỷ ngày 12-5-1900. Nó dài 126,8m, rộng 16,8m và có một thuỷ thủ đoàn gồm 570 người.

Từ 1903, tầu tham gia Hạm đội Baltic của Nga. Ít ai biết một chi tiết trong lịch sử con tàu nổi tiếng này: nó từng hai lần đến Việt Nam.

Đêm 25-10- 1917 (7-11 theo lịch hiện nay), thừa lệnh của Uỷ ban quân sự Petrofrad, Rạng Đông đã nã đại bác báo hiệu cho những người Bolsheviki cùng tiến công vào Cung điện Mùa Đông của Sa hoàng, mở đầu cho cuộc Cách mạng tháng Mười. Cũng từ đó, con tàu được coi là biểu tượng của cuộc cách mạng này.

Từ 1923, Rạng Đông lại được dùng làm tàu giảng dạy cho Hạm đội Baltic và có nhiều chuyến đi thăm một loạt nước Scandinave. Ngày 30-9-1941, trước sự tấn công tàn bạo của quân đội Đức, trong khi chiến hạm một mình đỗ ở hải cảng, vì thế chiến đấu đơn độc, không đủ sức chống lại sự điên cuồng của quân Đức, được lệnh của ban chỉ huy, tàu tự đánh chìm trong hải cảng, nằm yên tĩnh dưới nước sâu.

Trước khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, chính phủ Liên Xô đã quyết định tu bổ Rạng Đông thành một tượng đài lịch sử. Vì thế ngày 20-7-1944, nó đã được trục vớt. Sau 3 năm tu bổ, từ 17-11-1948, Rạng Đông được neo lại ở “bến đỗ vĩnh cửu” bên sông Neva như hiện nay và được dùng làm tàu đào tạo cho trường Nachimov của hải quân Liên Xô. Nhưng trước nhu cầu của đông đảo cựu chiến binh và những người yêu lịch sử muốn xuống thăm tàu, năm 1956 Bảo tàng Hải quân trung ương Liên Xô đã lập một chi nhánh ở tàu này. Do người đến thăm ngày càng đông, nên từ năm 1961, trường Nachimov chính thức ngừng các hoạt động đào tạo ở đây và từ đó toàn bộ con tàu trở thành một “bảo tàng sống”, chỉ phục vụ cho khách tham quan.

Ngày nay, Rạng Đông là một trong những điểm đến được ưa chuộng nhất của Xanh Petecbua. Trung bình mỗi ngày hơn 1500 lượt khách tham quan.

Làng Puskin (thuộc Xanh Petecbua), nơi cách xa trung tâm Xanh Petecbua 29 km về phía Nam. Nơi đây trước kia là Hoàng Thôn, là nơi dạy dỗ, đào tạo con cháu Sa Hoàng và có Cung điện Katerina lộng lẫy. Vào năm 1937 kỷ niệm 100 năm ngày mất của Đại thi hào Puskin, mảnh đất gắn liền với thời niên thiếu và những thăng trầm về cuộc đời và sự nghiệp của “mặt trời thi ca” nước Nga, Nhà nước Liên Xô đã đặt tên cho nơi đây là quận Puskin và bây giờ là thành phố Puskin.

Cung điện Ekaterina – niềm tự hào muôn đời của kiến trúc Nga, biểu tượng cho sự xa hoa của chế độ Nga hoàng – được xếp hạng là một trong những cung điện lộng lẫy và nguy nga nhất trên thế giới. Kì quan thứ tám của loài người – Phòng Hổ Phách – hiện nay là điểm tham quan có sức hấp dẫn lớn nhất đối với du khách khi đặt chân đến cung điện.

Phòng Hổ Phách vốn dĩ có nguồn gốc từ vương quốc Phổ. 1716 trên đường công du sang Pháp, Pie Đại Đế đã có cuộc gặp lịch sử với Hoàng đế Phổ Fridrich Villgelm Đệ Nhất tại Gabelberg, và Fridrich Villgelm I đã dâng tặng Phòng Hổ Phách cho Pie Đại Đế đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong quan hệ giữa hai cường quốc Nga – Phổ. Thời gian đầu Phòng Hổ Phách được bài trí tại Cung Điện Mùa Đông, 7 – 1755 nữ hoàng Elizabeth Petrovna Romanova ra lệnh chuyển về Cung điện Ekaterina.

Thành phố Puskin êm đềm e ấp với những phố nhỏ quanh co yên vắng, hai bên đường những thảm cỏ xanh mơ màng, những hàng cây vươn toả. Mùa thu, nơi đây đất trời như đổi sắc, cả thành phố ngập chìm trong một màu vàng đến mênh mông. Đôi khi, quanh đâu đó điểm những chiếc lá đỏ, những chiếc lá thẫm nâu, khiến cho toàn bức thảm rực rỡ kia như được điểm xuyết bởi những gam màu đột phá.

Thành phố Pavlovsk nằm không xa thành phố Xanh Petecbua về phía nam, trên bờ sông Slavianki. Đây là thành phố Pavlopsk – một thành phố thanh bình, êm ả, nhưng không kém phần hấp dẫn và lôi cuốn bởi những kiến trúc và hiện vật hết sức độc đáo.

Sự hình thành và phát triển thành phố gắn liền với dòng họ của vua Pie đại đế – dòng họ Romanov. Pavlopsk là 1 trong những chiến lợi phẩm mà vua Pie đại đế dành được sau chiến tranh với Thụy Điển. Tuy nhiên, ngài chưa thực sự thổi hồn cho thành phố, mà phải chờ đến nhiều năm sau, đến thời nữ hoàng Ekaterin Đệ Nhị, thành phố bắt đầu khởi sáng.

Năm 1777 nữ hoàng Ekaterina Đệ Nhị ra lệnh xây dựng dinh thự tại Pavlovsk để dành riêng cho con trai đầu của mình – hoàng tử Pavel Petrovich (sau này trở thành Hoàng Đế Pavel I). Sau lễ cưới giữa Pavel Petrovich và Maria Fedorovna, Ekaterina Đệ Nhị quyết định tặng vùng đất Pavlovsk lẫn cung điện lại cho Pavel.Năm 1796 Ekaterina Đệ Nhị qua đời, hoàng tử Pavel Petrovich lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Pavel I và cung điện Pavlovsk trở thành tổng hành dinh của hoàng đế Pavel. Thời kì này những kiệt tác nghệ thuật, những hiện vật độc đáo từ các cung điện lớn của Nga đều được tập trung về Pavlovsk.

12.03.1801 Pavel I qua đời, Pavlovsk trở thành trở thành nơi ẩn cư của hoàng hậu Maria Fedorovna trong suốt 27 năm. 24.10.1828 hoàng hậu qua đời, quyền thừa kế thành phố Pavlovsk thuộc về con trai út của Pavel I và Maria Fedorovna – hoàng tử Mikhail Pavlovich.

Ngày nay cung điện Pavlovsk trở thành viện bảo tàng, và nếu bạn đến thăm thành phố Pavlovsk, bạn sẽ có cơ hội khám phá cuộc sống cung đình của các hoàng đế Nga qua một số các phòng trưng bày như: phòng tranh, phòng trưng bày tượng, phòng ngủ Pavel I, phòng ăn, phòng Italia, phòng Hy Lạp, phòng vàng tiếp khách, phòng khánh tiết…

Các cây cầu tại Xanh Petecbua

Ở Xanh Petecbua hiện có đến 342 cây cầu. Peter Đại Đế khi xây dựng Xanh Peterbua, ông cho thiết kế thành phố này theo kiểu giống như Amsterdam và Venice, với những con kênh đào thay vì phải xây dựng những đường phố, bởi vì trước đây dân chúng trong thành rất giỏi chèo thuyền. Vào thủa ban đầu, ở trong thành phố chỉ có khoảng mười cây cầu được xây dựng, chủ yếu là những cây cầu bắc qua những mương nước và các con lạch nhỏ. Theo kế hoạch của Peter Đại Đế, vào những tháng mùa hè, người dân sẽ đi bằng thuyền xung quanh thành phố, còn vào mùa đông khi nước đã bị đóng băng, thì mọi người sẽ đi lại bằng những chiếc xe trượt tuyết. Tuy nhiên, sau khi Peter Đại Đế băng hà, có rất nhiều những chhiếc cầu nữa được xây dựng thêm, để thuận tiên hơn cho việc vận chuyển. Những chiếc cầu phao tạm thời được dựng lên để sử dụng vào mùa hè. Chiếc cầu vĩnh cửu đầu tiên được xây dựng bằng gạch và đá bắc qua nhánh chính của sông Neva được làm vào năm 1850.

Ngày nay, có đến 342 chiếc cầu bắc qua những con kênh đào và các dòng sông với nhiều kích thước, kiểu dáng và kết cấu khác nhau, được xây dựng vào nhiều thời kỳ khác nhau. Một số trong những chiếc cầu đó là những chiếc cầu bộ hành nhỏ ví dụ như, cầu Nhà Băng và cầu Sư tử, còn những chiếc cầu giao thông vận tải đồ sộ khác, ví dụ như một cây cầu Alexander Nevsky dài đến hàng kilomet. Trên khắp thành phố có khoảng 800 cây cầu nhỏ, bắc qua hàng trăm ao hồ trong những công viên công cộng và những khu vườn trong thành phố, và còn có hơn 100 cây cầu nữa trên những hải cảng, những bến du thuyền, những câu lạc bộ du thuyền và ở các hãng tư nhân. Tổng số những cây cầu lớn nhỏ các loại ở Xanh Petecbua có đến hơn một ngàn chiếc. Cây cầu Xanh Da Trời có bề rộng gần 100 mét, được khẳng định là một cây cầu có bề rộng lớn nhất thế giới, nó được bắc qua sông Moyka. Ở Xanh Petecbua, những cây cầu được thiết kế với nhiều kiểu dáng với các sự trang hoàng khác nhau như tượng, đèn trên cầu, những con sư tử, ngựa, nhân sư và quái vật sư tử chim. Nhờ có một chuỗi những kênh đào phức tạp, nên Saint Petersburg thường được gọi là “Thành Venice phương bắc”, đây là một tên gọi rất nên thơ được phổ biến nhất cho một thủ phủ phương bắc.

Tên gọi của những cây cầu cũng rất đa dạng. Một số thì được lấy tên theo các vị trí địa lý – ví dụ như những cây cầu mang tên – cầu Anh quốc, cầu nước Ý, cầu Ai Cập. Còn một số khác thì liên quan đến địa điểm, ví dụ như, cầu Bưu Điện, cầu Nhà Hát, cầu Nhà Băng. Có rất nhiều cầu được mang danh tính của những người nổi tiếng như, cầu – Alexander Nevsky, cầu Peter Đại Đế , cầu Lomonosov… Còn có cả những chiếc cầu được mang tên theo màu sắc của nó, như cầu Đỏ, cầu Xanh Lục, cầu Xanh Da Trời và cầu Vàng.

Một khung cảnh quen thuộc của Xanh Petecbua, là chiếc cầu cất bắc qua sông Neva. Mỗi đêm trong giai đoạn thông thủy từ tháng tư đến tháng mười một, 22 cây cầu bắc qua sông Neva và những kênh đào chính đã được kéo lên để thông đường cho những chiếc tàu chạy qua, cũng như từ bên ngoài biển Baltic chạy vào hệ thống luồng nước Volga-Baltic. Một lịch trình được tính toán với thời gian chính xác để bảo đảm cho những chiếc thủy hành khách, tàu chở hàng và tàu chở dầu được chạy với vận tốc được kiểm soát chặt chẽ, để cho ít nhất là phải có một chiếc cầu, vẫn còn được thông đường qua sông trong cùng một thời điểm các con tàu thủy chạy qua, để bảo đảm lưu thông cho những vấn để như cứu hỏa, cảnh sát, cứu thương và những việc vận chuyển khác.

Tổng cộng chiều dài của những cây cầu đó khoảng chừng 16Km
– Có 22 chiếc cầu cất – cầu kéo lên để thông tàu.
– Chiếc cầu dài nhất là cầu Obukhovsky Lớn, bắc qua sông Neva (dài 2824m).
– Chiếc cầu rộng nhất là, cầu Xanh Da Trời bắc qua sông Moyka (rộng 97.3m), chiếc cầu này còn được cho là là một chiếc cầu rộng nhất thế giới.

Cầu Cung Điện là một cây cầu hầu như nổi tiếng nhất ở Xanh Petecbua, nhờ có địa thế nằm giữa Cung điện Mùa Đông và Strelka trên đảo Vasilevsky Ostrov. Năm nhịp cầu bằng thép nặng 7,770 tấn và được đỡ bằng những bệ móng nhồi sỏi và lát bề mặt bằng đá Granite. Được thông đường vào năm 1916, nhưng mãi đến năm 1939 cầu Cung Điện mới được hoàn thành toàn bộ, khi đó những yếu tố trang trí cuối cùng mới được hoàn thiện, những yếu tố này bao gồm cả hàng rào chắn bằng gang tuyệt mỹ và những ngọn đèn đường cũng mới được lắp đặt. Cầu Cung Điện là một cây cầu nổi tiếng nhất về cảnh đẹp ngoạn mục vào những đêm mùa hè.

>> Thủ đô Matxcova (Moscow)

>> Xem thêm: các gói tour du lịch nga

Thẻ:

Bài viết liên quan