admin

VĂN HÓA NGA - 14/05/2018 - 459 Lượt xem

NHỮNG ĐỒ CHƠI DÂN GIAN NGA TỪ ĐẤT SÉT

Những đồ chơi dân gian có một sức hút kỳ lạ. Chúng không chỉ làm những đứa trẻ say mê, mà còn là món đồ kỷ niệm đầy ý nghĩa với những du khách nước ngoài. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu những đồ chơi làm bằng đất sét của các vùng trên lãnh thổ nước Nga.

do-choi-cua-nguoi-nga

đò chơi bằng đất sét – du lịch nga

Đồ chơi vùng Tver

Những đồ chơi này là của các nghệ nhân tỉnh Tver, chính xác hơn là từ Torzhk. Có thể lập tức nhận ra những đồ chơi này: những con chim, con gà trống, chim lửa, vua cá, những con gấu và những đồ chơi tu huýt khác được quét một lớp vảy. Những đồ chơi này sau đó được trang trí rất tươi sáng và nổi bật trên nền nâu đỏ của đất sét nung. Nét đặc trưng của đồ chơi vùng Tver là cách trang trí nổi bật những chiếc vảy và đường viền.

do-choi-cua-nguoi-nga-1a

đồ chơi đất sét – visa du lịch nga

Đồ chơi vùng Dymkovo

Nghề thủ công này xuất hiện ở ngoại thành Dymkovo, gần thành phố Vyatka. Ở đây có những loại đất sét và cát rất tốt. Từ xa xưa, những người thợ ở đây ngoài việc làm những chiếc vò và chậu còn làm những món đồ chơi cho trẻ em. Chỉ có những người phụ nữ và trẻ em mới nặn cũng như trang trí các món đồ chơi. Những người phụ nữ đã nặn đồ chơi từ đất sét đỏ, làm trắng nó bằng vôi và vẽ chúng bằng các loại màu được nhào trong trứng, dấm và kvas

do-choi-cua-nguoi-nga-1b

đồ chơi đất sét – du lịch nga mùa thu

Hình trang trí mang tính hình học rất nghiêm khắc, đó là những hình vuông, những đường sọc, hình tròn và những chấm lớn. Ngoài cách trang trí tươi sáng và đặc sắc, những đồ chơi vùng Dymkovo có cách trang trí riêng bằng vàng. Trang trí bằng vàng là một công việc rất phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ. Những lá vàng nhẹ hơn lông chim bởi vậy khi trang trí bằng lá vàng, phải đóng cửa để tránh gió lùa. Những đồ chơi vùng Dymkovo luôn là món đồ yêu thích trong nhân dân.

Đồ chơi vùng Kargopol

Tại phía Bắc nước Nga, không xa thành phố Karpgopol, trong làng Grinevo khá hẻo lánh có một nữ nghệ nhân làm đồ chơi là Ulyana Babkina. Làng Grinevo trở nên hoang vắng, những người thợ làm đồ chơi bỏ làng đi và nghề thủ công gần như sẽ mất nếu như bà Ulyana Babkina không tiếp tục kiên nhẫn nặn những món đồ chơi. Bà Ulyana vui vẻ dạy nghề cho tất cả những người mong muốn, và bà đã thành công để thay đổi.

do-choi-cua-nguoi-nga-1c

đố chơi đất sét

Những người thợ khéo tay định cư ở những làng xung quanh và chính trong làng Karpol. Nhờ có họ, đồ chơi truyền thống của làng đã được khôi phục. Để nặn đồ chơi, người ta dùng đất sét đỏ. Những hình thù được nặn hơi thô, vạm vỡ, đôi vai xuôi xuống ngay từ gáy và những đôi chân ngắn. Những người thợ làm con giống đã nhân cách hóa các con vật, chúng làm những gì con người làm: những con gấu, con dê và con cừu chơi nhạc, cầm bát và hút thuốc. Những món đồ chơi được sấy khô, nung trong vài tuần, sau đó được quét vôi. Những họa tiết khá đơn giản: những đường sọc, những nét vẽ, hình quả trám và những chấm nhỏ. Màu sắc của đồ chơi có màu xanh da trời, đỏ gạch, xanh lá cây, đen và vàng đất. Đôi khi người ta còn thêm màu vàng tươi và màu bạc.

Đồ chơi vùng Yaroslavl

Tại tỉnh Yaroslavl, làm những cái tu huýt hình con ngựa hay con chim hình thoi, 2 chân ngắn và nhỏ cùng những cái lưng dài. Đồ chơi được phủ men sứ hoặc sơn dầu trắng với những đốm vạch màu đỏ và xanh.

do-choi-cua-nguoi-nga-1d

Đồ chơi vùng Filimonovo

Theo truyền thuyết trong vùng, người sáng lập ra làng (từ thời Ivan bạo chúa) là người thợ gốm Filimon (từ đó mới có cái tên Filimonovo). Từ đất sét của vùng Filimonovo, người ta làm ra những loại bát đĩa và đồ chơi khác nhau, nhưng không phải tất cả, chỉ có những chiếc tu huýt cho ngày lễ tết: những con vật nhỏ, chim, ngựa, những cô tiểu thư hay anh lính. Những cô gái cầm trong tay bó hoa hoặc cái bình, trong đó là chiếc còi. Còn những anh lính thì cắp nách con vịt và từ đó có thể thổi được. Những con vật bị kéo dài là do đặc tính của loại đất sét.

do-choi-cua-nguoi-nga-1e

Những người Filimonovo gọi nó là “sinika” vì màu đen bóng và độ “mỡ” của nó. Đất sét Filimonovo khi sấy khô sẽ nhanh có những vết nứt, nó phải được dần dần vuốt phẳng bằng tay ướt, bởi vậy những món đồ chơi vô tình bị kéo dài và thu hẹp lại. Đến khi đất sét khô, món đồ chơi được vuốt phẳng rất nhiều lần – cần khoảng 5 ngày. Cho đến nay để vẽ họa tiết, người ta không dùng bút lông, mà dùng lông ngỗng. Nếu vẽ bằng bút lông lên mặt đất sét, màu sẽ không giữ được. Những người thợ còn làm những đồ chơi với kích cỡ lớn với những con búp bê để trang hoàng nhà cửa.

Bài viết liên quan