admin

DANH LAM THẮNG CANH - 10/05/2018 - 2842 Lượt xem

MATXCOVA (MOSCOW)

Diện tích thành phố: 1.081 km², Dân số (2012): 11 612 943

Matxcova (tiếng Nga: Москва; phiên âm: Mát-xcơ-va; Hán-Việt: Mạc Tư Khoa, phiên theo chữ Hán莫斯科; tiếng Anh: Moscow; tiếng Pháp: Moscou), ngày nay là thủ đô của Liên bang Nga,

nằm trên bờ sông Matxcova, giữa lưu vực của hai con sông lớn là Volga và Oka. Có diện tích 878,7 km² thuộc khu Trung tâm Nga (trên thực tế khu vực này nằm ở phía Tây của nước Nga thuộc khu vực châu Âu).

Dân số thành phố này tăng lên rất nhanh, đến năm 2004 đã là 11,2 triệu người. Thị trưởng hiện nay của thành phố là Sergey Sobyanin. Matxcova cũng là trung tâm hành chính của tỉnh Matxcova (chữ Kirill: Московскaя область). Trước đây, Matxcova đã từng là thủ đô của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (tức Liên Xô) cho đến năm 1991 khi chính quyền Liên bang sụp đổ. Và sớm hơn nữa là của các công quốc và đại công quốc Matxcova (chữ Kirill: Московское княжество).
Các địa điểm, địa danh lịch sử nổi tiếng nhất của Matxcova phải kể đến là: điện Kremli (Кремль) trụ sở của Nhà nước Liên bang Nga. Bên cạnh nó là Quảng trường Đỏ (Красная площадь), nhà thờ lớn Vasily Blazhenny (храм Василия Блаженного) với mái vòm hình củ tỏi. Giáo chủ Moskva cũng đồng thời là người đứng đầu Chính thống giáo Nga.
Vào đầu thế kỷ 12, gần cửa sông Matxcơva và Neglinnaya, hình thành một con đường quốc tế nối nhiều vùng đất xa lạ. Năm 1147, một vùng buôn bán nhỏ trở thành khu thương nghiệp sầm uất và 9 năm sau, một pháo đài được dựng nên và được biết đến với cái tên “đồi Kremlin”. Pháo đài này có tên là Matxcơva vì nó cùng thời với Đại công tước Vladimir Yury Dolgorukiy.
moscow

Du thuyền sông Neva – visa du lịch nga

Khoảng một thế kỷ rưỡi trôi qua, trước khi thị trấn nhỏ này trở thành trung tâm của Matxcơva. Nó đã thừa hưởng sứ mệnh thống nhất nước Nga từ Vladimir. Những công tước đầu tiên của Matxcơva: Daniel, Ivan Ithe Kalita, Dimitry Donskoy, Metropolitan Peter và Alexity… và Đức cha Sergius của Radonezh. Những nhân vật tạo nên nguồn gốc của Matxcơva.
Là một thành phố cổ nhất nước Nga với hơn 800 năm lịch sử, Matxcơva như một bản anh hùng ca mở đất, dựng thành và chiến đấu chống ngoại xâm để trở thành một thủ đô tầm cỡ của một cường quốc như hiện nay
Năm 1328 xây dựng các cung điện, chỗ ở quý tộc và các nhà thờ, bên ngoài tường phía đông, hình thành khu phố thương mại Trung Hoa. Sau đó xây dựng tường thành Bạch Thành; đến thế kỷ 15 chính thức trở thành trung tâm chính trị quốc gia của Nga.
Đến thế kỷ 16 thêm hai lần phát triển rộng ra nữa, xây dựng thêm tường thành bằng đất nung, phạm vi đạt đến vùng Đại lộ Hoa viên hiện nay. Năm 1589 trở thành thủ đô của sa hoàng Nga. Năm 1712 Nga hoàng dời thủ đô về St.Peterburg (tức Leningrad sau này). Đến năm 1918 lại trở thành thủ đô của CHLB Nga và năm 1922 trở thành thủ đô của Liên Xô
moscow-1g
Thành phố được xây dựng theo phong cách độc đáo. Kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và cổ điển, do các trào lưu kiến trúc thay đổi và chuyển biến qua các thời kỳ lịch sử. Có thể hình dung thành phố được xây dựng theo những hình tròn đồng tâm, từ hẹp đến rộng. Vòng trong cùng là vòng đặc biệt Boliria, bao gồm điện Kremlin, khu phố Trung Hoa và Bạch Thành. Tiếp đến là vòng Hoa viên, vòng các cung đường sắt bao quanh Matxcơva và vòng các đại lộ Matxcơva. Các vòng này có lúc hình rẽ quạt, có lúc lại là các hình tròn ôm lấy thành phố.
moscow-1f
Lịch sử
Những tài liệu nói về Matxcova có từ năm 1147, khi nó còn là một thị trấn ít người biết đến trong một tỉnh nhỏ. Với phần lớn dân cư thuộc nhóm ngôn ngữ Phần Lan-Ural, người Merya. Năm 1156, công tước Yury Dolgoruky (Юрий Долгорукий) cho xây tường gỗ, và đào hào sâu bao quanh thành phố để chống lại sự trộm cắp, cướp bóc. Do đó dân chúng được bảo vệ rất tốt, cho đến tận năm 1177 thì thành phố bị thiêu hủy hoàn toàn, và dân cư đã bị chết rất nhiều. Sau cuộc cướp phá năm1237-1238, khi mà quân Mông Cổ thiêu hủy hoàn toàn thành phố và giết chóc dân cư. Moskva đã được phục hồi và trở thành thủ đô của một công quốc độc lập.
moscow-1e
Năm 1300, Matxcova được quản lý bởi Daniil Aleksandrovich (Даниил Александрович), con trai của Aleksandr Yaroslavich Nevsky (Александр Ярославич Невский) và là thành viên của triều đại nhà Rurik. Vị trí thuận lợi trên đầu nguồn sông Volga góp phần vào việc mở rộng vững chắc. Matxcova được ổn định và phát triển rực rỡ trong nhiều năm và là điểm thu hút của nhiều người tỵ nạn trên toàn lãnh thổ Nga.
Năm 1304, Yury của Matxcova (Юрий Данилович) giao tranh với Mikhail của Tver(Михаил Ярославич) để giành ngôi vị công tước Vladimir. Ivan I (Иван I Данилович Калита) cuối cùng đánh bại quân Tver (Тверь) để trở thành chủ của công quốc Vladimir. Và trở thành người thu thuế duy nhất cho các nhà vua Mông Cổ.
Do cống nộp nhiều nên Ivan giành được nhiều sự nhân nhượng của các Hãn (Khan). Không giống như các công quốc khác, Matxcova không được phân chia cho các con trai mà truyền cho con trai lớn nhất.
moscow-1d
Sự chuyên chế của các Sa hoàng cuối thời kỳ đó, như Ivan Hung đế (Иван IV Грозный) đã dẫn đến sự tan rã của đế chế, mặc dù nó đã được mở rộng. Năm 1571, người Tarta từ Hãn quốc Krym đã chiếm và thiêu hủy Matxcova. Từ 1610 đến 1612, quân đội của Liên bang Ba Lan-Litva xâm chiếm Matxcova, và vua Sigismund III của Ba Lan đã có những cố gắng để chiếm đoạt ngôi báu và sau đó hợp nhất hai quốc gia Slav.
Tuy nhiên, sự cố gắng của quân đội Ba Lan-Litva chỉ nhận được sự ủng hộ nửa vời từ trong nước họ, và sự can thiệp đã bị chỉ trích mạnh mẽ từ hạ viện Liên bang. Vì vậy năm 1612, nhân dân Matxcova đã nổi dậy chống lại lực lượng Ba Lan-Litva và chiếm Kremli từ tay họ. Năm 1613, hội nghị đế chế đã bầu Mikhail Fyodorovich Romanov (Михаил Фёдорович Романов) làm Sa hoàng nước Nga, thiết lập triều đại nhà Romanov.
moscow-1c
Matxcova không phải là kinh đô nước Nga từ năm 1703 khi Piotr Đại đế (Пётр I Великий) xây dựng Xanh Petecbua trên sông Neva gần bờ biển Baltic làm kinh đô. Khi Napoléon Bonaparte xâm lược Nga vào năm 1812, người dân Matxcova đã di tản và tự đốt cháy thành phố vào ngày 14 tháng 9, khi quân đội của Napoléon tiến vào. Quân đội của Napoléon, do thiếu thốn lương thực, thực phẩm và giá lạnh đã phải rút lui.
Tháng 1 năm 1905, người dân Matxcova đi bầu thị trưởng thành phố và Aleksandr Adrianov đã trở thành thị trưởng chính thức đầu tiên của Matxcova. Sau cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917, Lenin đã chuyển thủ đô từ Xanh Petecbua về Matxcova vào ngày 5 tháng 3, 1918 do lo ngại sự xâm lăng từ nước ngoài.
Là đầu mối quan trọng trong hệ thống đường sắt của Liên Xô cùng với Kiev và Leningrad. Thành phố này là mục tiêu xâm chiếm chiến lược của Đức năm1941. Tháng 11 năm 1941, tập đoàn quân trung tâm của Đức đã phải dừng bước trước ngoại ô thành phố và sau đó bị đẩy lui trong Trận Matxcova.
moscow-1b
Văn hóa, nghệ thuật
Matxcova là trung tâm của ba lê và các nghệ thuật múa Nga. Các nhà hát và studio ba lê rải rác khắp Moskva. Những cái nổi tiếng nhất là Nhà hát Lớn và Nhà hát Nhỏ. Trong thời kỳ Xô viết giá vé khá rẻ thường là dưới $1, nhưng hầu hết vé được phân phối theo đặc quyền, người dân chỉ có thể mua vé chợ đen. Sau này giá thay đổi rất nhiều.
Mặc dù ít hơn một phần tư dân số Nga sống ở nông thôn, nhưng những người Matxcova cũng giống như những người dân các thành phố khác vẫn gắn liền với nông thôn. Rất nhiều người có nhà ở khu vực nông thôn, để dành cho những ngày nghỉ cuối tuần và hội hè. Những ngôi nhà này cũng được sử dụng làm nhà nghỉ cho những người cao tuổi. Có rất nhiều công viên và vườn hoa trong thành phố.
moscow-2a
Những năm sau chiến tranh là cuộc khủng hoảng về nhà ở đã được giải quyết bằng các ngôi nhà lắp ghép. Khoảng 13.000 các ngôi nhà được tiêu chuẩn hóa và đúc sẵn như thế phục vụ cho phần lớn dân cư Moskva. Chúng được xây cao 9, 12, 17, 21 hay 24 tầng. Các căn hộ được xây dựng và trang bị một phần đồ đạc tại nhà máy, trước khi được xây dựng và sắp xếp vào các cột cao. Bộ phim hài nổi tiếng thời kỳ Xô viết là Sự châm biếm của thần hộ mệnh, nhại lại phương pháp kết cấu xây dựng vô hồn này.
Bộ phim đã đánh vào tình cảm của những người Nga, đang xem bộ phim qua những chiếc ti vi tiêu chuẩn hóa trong căn hộ cũng tiêu chuẩn hóa của mình. Bộ phim này được trình chiếu trên ti vi trong mọi buổi đêm trước năm mới.
moscow-1a
Nói như vậy không có nghĩa là văn hóa, nghệ thuật của nước Nga nói chung và của người Moskva nói riêng là đơn điệu và nghèo nàn. Trái lại, nền văn hóa-nghệ thuật của người dân Moskva trong gần 900 năm qua là một nền văn hóa, nghệ thuật cực kỳ phát triển. Tại Matxcova hiện nay có hơn 70 viện bảo tàng. Trong đó có rất nhiều viện bảo tàng nổi tiếng thế giới như Viện bảo tàng lịch sử, Viện bảo tàng quốc gia Tretyakov (, Viện bảo tàng kiến trúc Shchusev  v.v.
Các nhà văn lớn của Nga, cho dù có thể không phải là người Moskva, nhưng đã có thời gian dài sống ở đó như Tolstoy. Bunin, Chekhov v.v. đã cho ra đời nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới như Chiến tranh và Hòa bình.
moscow-1d
Giáo dục
Tại Matxcova có rất nhiều trường đại học. Lớn nhất và nổi tiếng nhất là Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov, nằm trên Đồi Chim sẻ trong một tòa nhà cao 240m. Hiện nay trường này có 30.000 sinh viên và 7.000 nghiên cứu sinh.
Trường Đại học kỹ thuật quốc gia Moskva mang tên Bauman, là trường đại học kĩ thuật hàng đầu của nước Nga. Nơi đây là cái nôi đào tạo nên các nhà bác học, các tổng công trình sư, các kỹ sư trưởng nổi tiếng về vũ trụ, hàng không và kĩ thuật quân sự
Giá cả sinh hoạt
Giá cả một số hàng hóa, dịch vụ đối với người ngoại quốc cao hơn so với người trong nước. Đối với dân bản địa, những căn hộ nhỏ, được chu cấp bởi chính quyền trong thời kỳ Xô viết. Cùng với các chi phí tiện nghi ở mức cực kỳ thấp và những khoản thuế thu nhập có thể tránh được đã làm giá cả sinh hoạt thấp xuống rất nhiều.
Ăn uống
Trong thời gian gần đây tại Matxcova, xuất hiện rất nhiều các nhà hàng ăn uống với giá cả dao động nhiều. Giá đồ ăn trung bình trên một người, trong các nhà hàng trung và cao cấp sẽ từ $30 đến $200. Những đồ ăn kiểu “căng tin” trong các stolovaya  có giá khoảng ba đôla Mỹ.
Hệ thống các nhà hàng, như “Moo-Moo”, cung cấp đồ ăn kiểu căng tin có chất lượng theo thực đơn kiểu Anh, có giá khoảng 5 đô la Mỹ cho mỗi người. Mặc dù phần đông người Matxcova không thường xuyên ăn, uống thậm chí trong các nhà hàng ăn rẻ tiền nhất, nhưng rất nhiều nhà hàng “bậc trung” mới vẫn xuất hiện và mở cửa, nhắm vào các gia đình trong những ngày nghỉ cuối tuần. Một loạt các cửa hàng bán đồ ăn nhanh mọc xung quanh các nhà ga xe lửa và metro. Hệ thống này bao gồm cả các cửa hàng khắp mọi nơi của McDonald’s và các hệ thống khác, đáng kể nhất là Rostiks, chuyên bán các đồ ăn làm từ gà. Ngoài ra hàng loạt các cửa hàng bán cà phê cũng mọc ra xung quanh thành phố này.
Giao thông và vận tải
Matxcova có bốn sân bay là: sân bay quốc tế Sheremetyevo, sân bay quốc tế Domodedovo, sân bay Bykovo và sân bay quốc tế Vnukovo.
Giao thông trong thành phố có thể kể đến hệ thống tàu điện ngầm (metro) Matxcova, là một hệ thống metro tuyệt vời, các nhà ga được trang trí bằng các bức tranh treo tường hay khảm vào tường có giá trị nghệ thuật. Bắt đầu hoạt động vào ngày 15 tháng 5 năm 1935, hiện nay hệ thống này có 11 tuyến đường với tổng chiều dài 313 km và hơn 188 ga. Tại các ga rất phổ biến các loại hình đèn chùm pha lê chiếu sáng. Hệ thống này là bận rộn nhất thế giới với hơn 9 triệu lượt hành khách mỗi ngày và tại giờ cao điểm cứ mỗi 90 giây lại có một chuyến tàu. Hệ thống metro Matxcova được thiết kế là các tuyến đường “thẳng” giao nhau tại khu vực gần trung tâm thành phố. Ngoài ra còn có một tuyến đi theo đường “tròn” liên kết tất cả các tuyến kia.
san-bay-quoc-te-Sheremetyevo-moscow
Do các ga metro đặt tương đối xa nhau (so sánh với các thành phố khác), có thể tới 4 km, nên hệ thống xe buýt rất phát triển. Các tuyến xe buýt chạy qua các ga metro và bao phủ toàn bộ khu vực dân cư. Thông thường cứ mỗi phút lại có một chuyến xe buýt và giá cả khá rẻ so với các thành phố lớn khác của Châu Âu (khoảng 1USD / 1 chuyến). Mỗi một phố chính trong thành phố đều có ít nhất một tuyến xe buýt phục vụ và không có một khu nhà chung cư nào trong số 13.000 chung cư lại phải mất hơn vài phút đi bộ.
tau-dien-ngam-moscow
Ở đây cũng có các hệ thống xe điện trên đường ray (Трамвай-tramvai) và xe điện bánh hơi(Троллейбус-trolleybus). Trước đây rất ít người sử dụng ô tô cá nhân để đi lại do thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giao thông. Tuy nhiên, phần lớn các gia đình trung lưu có ô tô để đi lại trong những ngày nghỉ cuối tuần và lễ hội. Theo một số ước tính, có trên 2,5 triệu ô tô lưu thông trên địa bàn thành phố trong ngày (2004). 3 năm trở lại đây (từ 2004) do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Liên Bang Nga, đặc biệt là Moskva, số lượng xe hơi cá nhân đã bùng nổ với sự đa dạng về chủng loại, nguồn gốc, tắc đường đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Rất nhiều công chức đến công ty bằng xe riêng đã phải đi trước giờ làm việc buổi sáng (8-9 giờ) cả tiếng đồng hồ. Tắc đường trên diện rộng từ sáng đến đêm khuya.
duong-pho-moscow

Các địa điểm du lịch đáng chú ý tại MATXCOVA

Nhà hát Bolshoi
Nhà hát Bolshoi (tiếng Nga: Большой театр, Bol’shoy Teatr, có nghĩa là Nhà hát lớn, còn đánh vần Bolshoy) là một nhà hát lịch sử tại Matxcova, Nga, được thiết kế bởi kiến trúc sư Joseph Bové, là tổ chức biểu diễn ballet và opera. Nhà hát là công ty mẹ của Học viện Ballet Bolshoi, một trường hàng đầu thế giới của ballet. Nhà hát được thành lập vào năm 1776 theo quyết định của Nữ hoàngCatherine Đại đế, theo đó Hoàng tử Pyotr Urusov được phép xây dựng một nhà hát tư nhân ở Moscow với có chức năng tô điểm cho thành phố cũng như phục vụ nhu cầu thường thức nghệ thuật của mọi người. Nhà hát đã trải qua 3 vụ hỏa hoạn và một vụ ném bom trong đệ nhị thế chiến.
nha-hat-Bolshoi-moscow
Tòa nhà hiện nay được xây dựng vào năm 1825 thay thế cho tòa nhà cũ bị hủy hoại bởi một trận hỏa hoạn năm 1805. Trong quá trình 200 năm lịch sử tồn tại, nhà hát Bolshoi là nơi đã từng gắn với tên tuổi những nghệ sĩ nổi tiếng trong giới âm nhạc cũng như múa ballet. Sau 2 cuộc chiến tranh thế giới, Bolshoi có thời điểm đã trở thành kinh đô nghệ thuật ballet không chỉ của Matxcova hay Nga mà còn của toàn châu Âu giữa lúc lục địa già đang bị chiến tranh tàn phá.
nha-hat-Bolshoi-moscow-1a
Nhà hát là một công trình nổi bật của thủ đô Matxcova và Nga (mặt tiền tân cổ điển biểu tượng của nó thậm chí còn mô tả vào Nga 100-đồng rúp tiền giấy). Ngày 28 tháng mười 2011, các Bolshoi đã được khai trương trở lại sau khi một thời kỳ trùng tu dài 6 năm với chi phí về bảng Anh 500 triệu (700 triệu USD). Việc cải tạo bao gồm một cải tiến hệ thống âm thanh như chất lượng ban đầu (vốn đã bị thay đổi trong thời kỳ Liên Xô), cũng như quay trở lại các đồ trang trí Hoàng gia ban đầu của nhà hát Bolshoi[1].
nha-hat-Bolshoi-moscow-1b
Kolomenskoye
Kolomenskoye (tiếng Nga: Коломенское) là tài sản của hoàng gia Nga trước đây, nằm cách Matxcova vài dặm về phía đông nam với diện tích 390 ha, trên con đường cổ dẫn tới thị trấn Kolomna (vì thế mà có tên gọi này). Khu vực có phong cảnh đẹp này nhìn ra các bờ dốc đứng của sông Matxcova đã trở thành một phần của Moskva trong thập niên 1960.
kolomenskoye-moscow
Nhà thờ Kolomenskoe
Làng Kolomenskoye lần đầu tiên được nhắc đến trong di chúc của Ivan Kalita năm 1339. Từ thời gian đó thì làng này đã phát triển như là một vùng quê ưa thích của các đại công tước Matxcova. Công trình xây dựng cổ nhất còn tồn tại là nhà thờ Thăng thiên rất khác thường (1530), được xây bằng đá trắng theo lệnh của đại công tước Vasilii III Ivanovich để kỷ niệm sinh nhật của người thừa kế ngai vàng được chờ đợi từ lâu (Ivan Bạo chúa trong tương lai). Là nhà thờ đá đầu tiên có kết cấu tháp có chóp mái, tên gọi dân dã là “Cột trắng” (đôi khi người ta gọi nó như vậy) đã đánh dấu sự đoạn tuyệt rõ ràng với kiểu xây dựngByzantin truyền thống.
nha-tho-kolomenskoe-moscow
Nhà thờ được xây dựng từ tầng hầm (podklet) hình chữ thập, sau đó là phần thân tháp (chetverik) hình bát giác kéo dài, sau đó là phần chóp bát giác (tent) với một vòm nhỏ ở phía trên. Các trụ bổ tường hẹp ở các mặt của phần thân bát giác, các khung cửa sổ hình mũi tên với ba lớp vòm cuốn bán tròn với phần lồi lên ở giữa (kokoshnik), sự nhịp nhàng đơn giản của các vòm cuốn cầu thang và các gian phòng mở nhấn mạnh xu hướng động của tác phẩm lớn của kiến trúc Nga này. Người ta cho rằng toàn bộ đường nét kết cấu theo chiều đứng của nó đã vay mượn từ kiểu mái có mép bờ của các nhà thờ gỗ của miền bắc Nga. Công nhận giá trị đáng chú ý của nó đối với nhân loại, UNESCO đã quyết định đưa nhà thờ này vào danh sách di sản thế giới năm 1994.

Các công trình xây dựng khác

Ở một hẻm núi gần Kolomenskoe người ta có thể thấy nhà thờ Kolomenskoye Djakovo Predtechi 5 chóp mái, được xây dựng vào khoảng năm 1547. Trên thực tế, nguồn gốc của nhà thờ này vẫn còn là một điều bí ẩn. Một số người cho rằng những người xây dựng nó đến từ Italia, còn những người khác lại nói rằng nó đượcPostnik Yakovlev xây dựng (ông cũng được coi là người xây dựng ra nhà thờ thánh Basil trên Quảng trường Đỏ. Cho dù sự thật là gì đi chăng nữa thì một điều rõ ràng là nhà thờ này tiêu biểu cho trạng thái chuyển tiếp từ nhà thờ Thăng thiên miêu tả trên đây với nhà thờ tám chóp mái nổi tiếng trên Quảng trường Đỏ.
nha-tho-kolomenskoye-djakovo-predtechi-moscow
Sa hoàng Alexei Mikhailovich Romanov (1629-1676) đã cho phá hủy toàn bộ các công trình xây dựng bằng gỗ trước đó tại Kolomenskoye và thay thế chúng bằng cung điện lớn bằng gỗ mới, được biết đến vì các mái khác thường, thần kỳ của nó. Những người nước ngoài nhắc đến mêcung lớn này với các hành lang phức tạp và 250 phòng, được xây dựng mà không cần cưa, đinh, móc như là kỳ quan thứ tám của thế giới. Nữ hoàng tương lai Elizaveta Petrovna (1709-1762) đã sinh tại cung điện này. Khi thủ đô được rời tới Sankt-Peterburg, cung điện này đã bị bỏ hoang và xuống cấp nặng nề, vì thế nữ hoàng Catherine Đại Đế (1729-1796) đã từ chối không dùng nó làm nơi ở của bà tại Matxcova. Theo lệnh của bà cung điện này đã bị phá bỏ vào năm 1768. Một điều may mắn là mô hình gỗ của cung điện này vẫn còn và chính quyền thành phố Moskva đang có kế hoạch xây dựng lại cung điện này theo đúng kích thước thật của nó.
nha-tho-kolomenskoye-djakovo-predtechi-moscow-1b

Cung điện gỗ

Các vết tích còn lại của cung điện này là nhà thờ Kazanskaya 5 chóp mái (1662) với kiến trúc cổ truyền, các cổng bằng gỗ và đá của cung điện cũ. Trong thời kỳ Liên Xô, các công trình cổ bằng gỗ đã được chuyển tới Kolomenskoye từ Karelia (nhà thờ thánh Georgii), Siberi (tháp cọc chắn Bratsk) và từ nhiều khu vực khác (nhà gỗ, cối xây gió v.v). Một số trong các công trình này có từ thế kỷ 17.

cung-dien-go-moscow

Tháp Ostankino, tháp truyền hình cao nhất châu Âu
Tháp Ostankino (tiếng Nga: Останкинская телебашня) là một tháp radio và vô tuyến truyền hình được mệnh danh là vẻ đẹp của thành phố Moskva củaLiên bang Nga (tọa độ: 55°49′N 37°37′E). Đây là kết cấu tháp độc lập có chiều cao 540 m (khoảng 1772 ft) được Nikolai Nikitin thiết kế và được xây dựng từ 1963 đến 1967.
Công trình này là một trong những công trình cao nhất thế giới, nó đã từng giữ vị trí quán quân về độ cao gần một thập kỷ cho đến khi Tháp CN ở Canadađược xây dựng. Ở thời điểm năm 2006, tháp Ostankino vẫn là công trình cao nhất trên lục địa Á-Âu.
thap-Ostankino-moscow
Viện bảo tàng Pushkin – bảo tàng mỹ thuật
Bảo tàng quốc gia về nghệ thuật tạo hình mang tên A. S. Puskin là một viện bảo tàng ở Matxcova. Đây là bảo tàng nghệ thuật châu Âu lớn nhất ở Moskva. Tên của viện bảo tàng này thường gây hiểu nhầm, không liên quan gì đến nhà thơ Nga nổi tiếng Aleksandr Sergeyevich Pushkin. Viện bảo tàng này được xây năm 1898 và hoàn thành năm 1912. Kiến trúc sư công trình này là Klein và Shukhov. Viện bảo tàng này được khai trương tháng 5 năm 1912.
vien-bao-tang-Pushkin
Quảng trường Đỏ
Quảng trường Đỏ hay Hồng trường (tiếng Nga: Красная площадь, chuyển tự. Krasnaya ploshchad) là tên gọi của quảng trường nối tiếng nhất tại Matxcova. Quảng trường này tách điện Kremli (nằm ở phía tây quảng trường này), thành lũy của hoàng gia trước đây và hiện là nơi sống và làm việc chính thức của tổng thống Nga ra khỏi khu vực thương mại trong lịch sử là Kitay-gorod cũng như GUM ở phía đông. Do các đường phố chính của Moskva tỏa ra từ khu vực này theo các hướng để trở thành các đường quốc lộ chính bên ngoài thành phố, nên quảng trường Đỏ thường được coi là quảng trường trung tâm của Moskva và của toàn Nga.
Năm 1991, quảng trường Đỏ đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới.
quang-truong-do-moscow
Nguồn gốc và tên gọi
Khu vực mà hiện nay là quảng trường Đỏ thì trước đây là các công trình xây dựng bằng gỗ, nhưng đã bị phá bỏ đi theo sắc lệnh của Đại công tước Ivan III năm 1493, do các công trình này rất dễ bị cháy. Khu vực mới tạo ra (trước đó đơn giản gọi là Pozhar, tức “khu vực cháy”) dần dần chuyển thành như là nơi diễn ra các hoạt động thương mại chủ yếu của Matxcova. Tên gọi khi đó là Torgovaya nghĩa là quảng trường thương mại. Sau đó, nó được sử dụng cho nhiều lễ nghi công cộng khác nhau cũng như thỉnh thoảng làm nơi diễn ra lễ đăng quang của các Sa hoàng Nga. Quảng trường đã dần dần được xây dựng từ thời điểm đó, và nó được sử dụng cho các nghi lễ chính thức của tất cả các chính quyền Nga kể từ khi nó được xây dựng.
quang-truong-do-moscow-1a

Lịch sử đa dạng của quảng trường Đỏ được phản ánh trong nhiều công trình nghệ thuật, bao gồm cả các bức vẽ của Vasily Surikov, Konstantin Yuon và nhiều người khác.

Tên gọi quảng trường Đỏ không có nguồn gốc từ màu sắc của gạch bao quanh nó hay từ sự liên hệ giữa màu đỏ và chủ nghĩa cộng sản. Nó bắt nguồn từ tên gọi trong tiếng Nga красная (krasnaya) có thể mang nghĩa “đỏ” hay “đẹp” (nghĩa sau là nghĩa cổ, nay không dùng). Từ này ban đầu được dùng để chỉ (với nghĩa “đẹp”) nhà thờ thánh Basil, và sau đó dần dần được chuyển để chỉ quảng trường cạnh đó. Người ta tin rằng quảng trường này có tên gọi như hiện nay (thay thế cho tên gọi Pozhar cũ) vào nửa sau thế kỷ 17 với nghĩa “đẹp”. Chỉ từ thế kỷ 19 thì từ này mới mang nghĩa đỏ cho đến ngày nay. Một số thành thị Nga cổ, chẳng hạn Suzdal, Yelets hayPereslavl-Zalessky, cũng có quảng trường chính của mình mang tên Krasnaya ploshchad, trùng tên với quảng trường Đỏ của Matxcova.
Trong thời kỳ Xô viết thì quảng trường Đỏ vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, trở thành quảng trường chính trong đời sống của quốc gia này. Bên cạnh việc là địa chỉ chính thức của chính quyền Xô viết, nó còn được biết đến như là nơi diễn ra các lễ diễu binh trong các ngày hội. Nhà thờ Kazan và nhà thờ Iverskaya với cổng Phục sinh đã bị phá hủy để có chỗ cho các loại xe quân sự có thể tiến vào quảng trường. Người ta cũng đã định phá hủy công trình có tiếng nhất tại Matxcova là nhà thờ thánh Basil ở phía nam quảng trường (tên gọi khác nhà thờ Pokrovskii). Người ta nói rằng Lazar Kaganovich, một phụ tá của Stalin và là chủ nhiệm dự án tái kiến trúc Matxcova, đã chuẩn bị một mô hình đặc biệt cho quảng trường Đỏ, trong đó nhà thờ lớn này cần phải loại bỏ và đem kế hoạch này tới cho Stalin để chỉ ra nhà thờ này là vật cản trở cho các lễ diễu hành và giao thông như thế nào. Nhưng khi ông này gạch nhà thờ ra khỏi bản đồ thì Stalin phản đổi bằng câu nói nổi tiếng của mình: “Lazar! Để nó lại đấy!”
quang-truong-do-moscow-1b
Một trong hai lễ diễu binh quan trọng nhất trên quảng trường Đỏ diễn ra năm 1941, khi thành phố bị quân đội Đức bao vây và quân đội Liên Xô đã đi thẳng từ quảng trường Đỏ ra mặt trận còn lễ diễu binh thứ hai là Lễ diễu hành chiến thắng năm 1945, khi các lá cờ của quân đội phát xít Đức đã được ném dưới chân lăng Lenin.
Một sự kiện đáng nói là vào ngày 28 tháng 5 năm 1987, một phi công Đức tên là Mathias Rust đã hạ cánh xuống quảng trường Đỏ.
Mỗi một công trình tại khu vực quảng trường Đỏ đều có thể coi là huyền thoại. Một trong số đó là lăng Lenin, trong đó người ta đặt thi hài của Vladimir Ilyich Lenin, người sáng lập ra Liên Xô. Bên cạnh đó là công trình kiến trúc phức tạp có các vòm hình củ hành của nhà thờ thánh Basil cũng như các cung điện và nhà thờ của điện Kremli. Ở phía đông của quảng trường là GUM, và bên cạnh nó là nhà thờ Kazan đã phục chế. Ở phía bắc là Viện bảo tàng lịch sử Nga, với hình dáng tương tự như các tháp Kremli. Đài kỷ niệm điêu khắc duy nhất trên quảng trường là tượng đồng Kuzma Minin và Dmitry Pozharsky, những người đã đưa Moskva ra khỏi cuộc chiếm đóng của người Ba Lan năm 1612, trong Thời kỳ Loạn lạc. Cạnh đó là khu vực trong tiếng Nga gọi là Lobnoye mesto (Лобное место), một nền đá tròn khoảng 13 m, tại đây các lễ nghi công cộng được tiến hành.
Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ, Moskva
Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ (tiếng Nga: Хра́м Христа́ Спаси́теля) là nhà thờ Chính Thống giáo cao nhất và lớn nhất trên thế giới. Nó tọa lạc ở thủ đô Matxcova (Nga), bên bờ sông Matxcova.

Khi những người lính cuối cùng của Napoléon Bonaparte rời Moskva, Sa hoàng Aleksandr I đã kí một bản tuyên ngôn, 25 tháng 12 năm 1812, tuyên bố sự lưu tâm của mình để xây dựng một nhà thờ lớn để tôn kính Chúa cứu thế “nhằm biểu hiện sự biết ơn của chúng ta đến Thượng đế tiên đoán cho việc cứu giúp nước Nga khỏi sự tàn phá đã che bóng nó” và để tưởng nhớ đến những hy sinh của người Nga.

nha-tho-chinh-toa-chua-kit-dang-cuu-do-moscow

Phải đến một thời gian sau, người ta mới bắt tay vào thiết kế và xây dựng nhà thờ. Đồ án kiến trúc cuối cùng được tán thành bởi Aleksandr I năm 1817. Đó là một thiết kế tân cổ điển mang nhiều dấu ấn và biểu tượng của Hội kín Freemason. Công việc xây dựng được bắt đầu trên Đồi chim sẻ, điểm cao nhất ở Moskva, nhưng chỗ này lại tỏ ra là không an toàn.
Trong khi đó, em trai của Aleksandr I là Nikolai I lên ngôi. Là một người theo chủ nghĩa ái quốc và là tín đồ trung thành của Chính thống giáo, Sa hoàng mới không tỏ ra thích thú với các trường phái Tân cổ điển và Freemason trong đề án được chấp thuận bởi anh trai mình. Ông ta ủy nhiệm kiến trúc sư ưa thích của mình, Konstantin Thon để vẽ ra một thiết kế mới, lấy mẫu từ nhà thờ Hagia Sophia ở Constantinople. Thiết kế theo trường phái Tân Byzantine của Thon được phê chuẩn năm 1832, và một địa điểm mới, gần với Điện Kremli hơn, được lựa chọn bởi Sa hoàng vào năm 1837. Một chủng viện và nhà thờ tại đó phải được chuyển đi, vì vậy viên đá góc không được đặt cho đến năm 1839.
Công trình nhà thờ chính tòa mất nhiều năm để xây dựng. Đỉnh nhà thờ vẫn chưa vươn cao hơn giàn giáo cho đến năm 1860. Các hoạ sĩ tốt nhất tại Nga tiếp tục thực hiện những bức tranh tường hoành tráng tô điểm thêm cho nội thất bên trong nhà thờ. Phải đến thêm hai mươi năm nữa, Nhà thờ lớn mới được làm lễ cung hiến vào đúng ngày Sa Hoàng Aleksandr III lên ngôi, 26 tháng 5 năm 1883. Một năm trước đó, bản Overture 1812 của Tchaikovsky được hoà tấu lên lần đầu tiên tại đây.
nha-tho-chinh-toa-chua-kit-dang-cuu-do-moscow-1a
Chính điện bên trong của nhà thờ được bao bọc bởi một hành lang hai tầng, những bức tường của nhà thờ được lát bằng đá hoa cương, đá cẩm thạch và những loại đá quý khác. Tầng trệt của hành là một đài tưởng niệm Nga chiến thắng Napoléon. Những bức tường được lát với hơn 1 000 mét vuông đá hoa cương Carrara trắng, trên đó ghi danh sách những người chỉ huy chính, những trung đoàn, và những trận đánh của cuộc Chiến tranh Vệ quốc năm 1812(với danh sách những huy chương và cả những thương vong). Tầng hai của hành lang là dành cho đội hợp xướng nhà thờ.
Sau Cách mạng tháng Mười và sau cái chết của Lenin, vị trí nổi bật của nhà thờ chính tòa lại được các nhà lãnh đạo Xô viết lựa chọn để xây dựng một tượng đài lớn mang tên Cung điện của các Xô viết vì họ chủ trương vô thần và cho rằng nhà thờ chính tòa chắc hẳn là tàn dư xa xỉ của “tầng lớp phong kiến” và “bóc lột” của chế độ cũ. Tượng đài này được dự kiến được xây dựng nhiều tầng theo kiểu hiện đại để hỗ trợ một pho tượng khổng lồ của Lenin, dựng trên đỉnh một mái vòm, với hai cánh tay giơ cao. Vào ngày 5 tháng 12 năm1931, theo lệnh của Kaganovich, Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ đã bị phá huỷ tan tành bằng thuốc nổ đi-na-mít.
Việc xây dựng Cung điện của các Xô viết bị ngưng trệ một phần vì sự thiếu vốn và bởi chiến tranh, cộng với nạn lụt từ sông Moskva gần bên cạnh, khiến phần nền bị ngập khiến nó trở thành hồ bơi công cộng lớn nhất thế giới dưới thời Nikita Sergeyevich Khrushchyov.
Với sự kết thúc chế độ Cộng sản, Giáo hội Chính thống Nga nhận được sự cho phép để xây dựng lại Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ vào tháng 2 năm 1990.
nha-tho-chinh-toa-chua-kito-dang-cuu-do-Moscow-1b

Một quĩ xây dựng được thành lập trong năm 1992 và nền móng bắt đầu được đổ vào mùa thu năm 1994. Nhà thờ Biến Hình thấp hơn, được làm lễ cung hiến vào năm 1996, và Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Đấng Cứu Độ hoàn tất được cung hiến vào ngày 19 tháng 8 năm 2000.

Xem thêm: Du lịch Nga 

Arbat
Arbat là một biểu tượng đích thực của Matxcova, cách đây không lâu người ta đã làm lễ kỷ niệm lần thứ 500 của nó. Tên của đường phố đã được đề cập trong biên niên sử thành phố vào năm 1493. Vào năm đó, toàn bộ thành phố bị nhấn chìm trong biển lửa khủng khiếp, do một tia lửa phát ra từ cây nến trong nhà thờ St. Nicholas ở Peski, nơi mà nhà thờ này tọa lạc trên đường Arbat ngày nay. Thảm họa này đã dẫn đến một câu châm ngôn nổi tiếng: “Một cây nến còm đã san phẳng thành phố Matxcova thành bình địa”. Đó cũng là một ý nghĩa xa sôi để dẫn đền tên gọi cho đường phố Arbat nổi tiếng. Tên gọi này có nguồn gốc từ ngôn ngữ Xlavơ – Gorbat (Gù) – tên gọi này vào thời gian đó có nghĩa là “Khu đất toàn đồi núi”. Từ này đôi khi có liên hệ với ngôn ngữ A rập – Arbad, từ này có nghĩa là “Ngoại ô”, vào thế kỷ thứ 15 chỉ có khu Kremlin mới được coi là thành phố đích thực. Trong những ngày đó khu Arbat là một địa điểm cho những người hành hương cùng với hàng hóa từ phương Đông đến đây buôn bán, và một từ Arập có thể đã may mắn được đồng hóa với ngôn ngữ địa phương.
thanh-co-Arbat-moscow
Thủa ban đầu, có rất nhiều Sloboda ở khu vực Arbat. Từ Sloboda có nghĩa là một khoản được miễn thuế trong một số nghĩa vụ thuế phải nộp cho quốc gia.tuy nhiên, từ nửa đầu thế kỷ thứ 18 Arbat trở thành một khu phố có nhiều nhà quí tộc nhất thành phố, cúng giống như khu phố Prechistenka. Nó được mô tả như là một khu St. Germain của thành phố Matxcova và ở đây thường được giới trí thức người thành phố Matxcova trọn làm nơi định cư. Arbat và Prechistenka có nhiều nét chung trong lịch sử và đặc điểm. Ở các khu phố này chưa bao giờ có một nhà máy hoặc công xưởng và cũng chẳng bao giờ có một mái nhà sinh sống nào của những người công nhân, ở hai khu này cũng chẳng hề có những nhà trọ hoặc cửa hàng tạp hóa nào. Những người Matxcova thường nói: ” Để kiếm tiền thì hãy đến Zamoskvorechye, nếu muốn sự nghiệp công danh thì đến Xanh Petecbua, còn muốn hiểu biết và lưu niệm thì về Arbat”
Khu vực giữa Arbat và Prechistenka sẽ đem chúng ta quay lại một thế giới độc nhất vô song của những con hẻm yên tĩnh, ở nơi đây từng ngôi nhà vẫn còn chìm đắm trong một bầu không khí của Matxcova cổ xưa.
thanh-co-Arbat-moscow-1b
Tòa thị chính thành phố Matxcova, vừa qua đã quyết định phê chuẩn một cái tên chính thức: “Bức tường Tsoi’” trên đường phố Ulitsa Arbat. Bao năm nay tại bức tường này, đã thu hút rất nhiều người hâm mộ của một ngôi sao nhạc rock huyền thoại, anh đã qua đời trong một tại nạn ô tô khi mà tên tuổi đang thời tột đỉnh vào năm 1990. Bức tường luôn được trang trí rất sặc sỡ và sống động với những gam màu và những hình vẽ trên tường, để tưởng niệm về một cựu trưởng ban nhạc rock Kino thời Xô Viết. Các nhà chức trách của thành phố nói rằng, chính quyền đã công nhận địa vị của bức tường, do vậy nó cũng cần phải “cải thiện” thêm, và bức tường sẽ được xây dựng lại một cách thật hoàn chỉnh. Ông quận trưởng Alexei Alexandrov nói, “chúng tôi sẽ sửa lại bức tường theo một vài bố cục khác, nâng cấp và tân trang lại cho văn minh hơn.
thanh-co-Arbat-moscow-1c
Arbat là nơi sinh sống của những người thợ chuyên phục vụ cho giới quý tộc trong điện Kremlin. Ở đây không có những tòa nhà cao tầng hiện đại, chỉ có những ngôi nhà với những kiến trúc mặt tiền mang phong cách riêng.  Ở phố cổ này không có xe cộ đi lại ồn ào. Arbat nơi mua sắm tại Moscow với nhiều quà lưu niệm và quà tặng của Nga. Nơi đây thu hút lượng khách tìm đến mua những sản phẩm đồ cổ, gốm sứ, trang trí linh vật nhỏ rất dễ thương và rất nhiều chủng loại sản phẩm để bạn tha hồ chọn về làm quà cho gia đình, bạn bè, người thân.
| Ngoài ra, quý khách có thể xem thêm thủ tục nhập cảnh vào Nga Visa Nga
Thẻ:,

Bài viết liên quan